10 loài cá lớn nhất thế giới

Danh sách các loài cá lớn nhất (còn tồn tại) trên thế giới.

cá mập voi
Sự khổng lồ của cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới.

10. Cá nạng hải rạn san hô

Cá nạng hải rạn san hô (Manta alfredi) là loài cá đuối lớn thứ hai và là loài cá lớn thứ mười sống trên thế giới hiện nay. Loài cá này thường được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới (ngoài trừ ở Đông Thái Bình Dương và Tây Đại Tây Dương).

Manta alfredi
Một con cá cá nạng hải rạn san hô so với kích thước con người. Ảnh: shegby.com

Cá nạng hải rạn san hô có thể nặng tới 1,4 tấn và dài tới 5,5 m. Chúng là loài ăn lọc với thức ăn chủ yếu là động vật phù du. Mặc dù ít có kẻ thù tự nhiên do kích thước đáng kể và tốc độ cao, nhưng các hoạt động của con người như đánh bắt quá mức đã tác động xấu đến quần thể loài này. Vì vậy, cá nạng hải rạn san hô được xếp vào nhóm sẽ nguy cấp (VU) trong Sách đỏ của IUCN.

9. Cá tầm Beluga

Cá tầm Beluga (Huso huso) là loài thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp (CR), chúng chỉ phân bố ở Biển Đen, Biển Caspi và Biển Adriatic. Mẫu cá tầm beluga lớn nhất từng được tìm thấy có chiều dài 7,193m và nặng 1,571 tấn.

Cá tầm Beluga
Cá tầm Beluga khoảng 30 tuổi, nặng 170 kg và dài 237 cm. Ảnh: WWF

Cá tầm Beluga là loài thành thục muộn, di cư ngược dòng sông để đẻ trứng. Chúng có tuổi thọ tự nhiên cao, hiếm khi bị đe dọa bởi các loài cá khác và chim săn mồi.

Do trứng cá tầm muối beluga là món ăn được săn đón với giá cao nên chúng bị đánh bắt quá mức, nhất là việc săn bắt trộm đã làm suy giảm nghiêm trọng quần thể loài.

8. Hoodwinker Sunfish

Hoodwinker Sunfish (Mola tecta) là loài cá chỉ mới được phát hiện gần đây, do đó ít nghiên cứu về hành vi của chúng.

Loài cá này được tìm thấy ở vùng biển Nam bán cầu, là một trong những loài cá lớn nhất được ghi nhận. 


Cá Hoodwinker Sunfish. Ảnh: César Villarroel, ExploraSub

7. Sharptail Mola

Sharptail Mola (Masturus lanceolatus) là một loài cá mola sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới, loài này hiếm khi được nhìn thấy trong tự nhiên, thức ăn của chúng đa dạng các loài khác nhau bao gồm cá kình, bọt biển,... Masturus lanceolatus có thể đạt chiều dài khoảng 3,3 m và nặng tới 2 tấn. Tình trạng bảo tồn của loài này vẫn chưa được đánh giá.

Mola tecta
Cá Sharptail Mola. Ảnh: The Department Of Marine and Wildlife Resources

6. Cá mặt trăng

Cá mặt trăng (Mola mola) là loài cá có xương sống lớn nhất thế giới . Những con trưởng thành của loài này nặng từ 1,4 – 1,7 tấn và có thể phát triển chiều dài tối đa là 3,5- 5,5 m. Do hình dạng độc đáo của chúng, cá có thể đạt được chiều cao tương đương với chiều dài của chúng. Loài cá này sống ở các đại dương nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. IUCN đã dán nhãn loài này là loài sắp nguy cấp (VU).

Mola mola
Cá mặt trăng. Ảnh: AZ animals

5. Cá nạng hải 

Cá nạng hải (Manta birostris), là một loài cá thuộc họ Mobulidae. Chúng là loài cá đuối lớn nhất trong họ Mobulidae và cũng là loại cá đuối lớn nhất thế giới.

Cá nạng hải
Cá nạng hải ở Bali, Indonesia. Ảnh: Steve Woods, Getty Images

Cá nạng hải là một loài cá đuối được xếp hạng là loài cá lớn thứ năm trên thế giới, có thể rộng tới 9 m và nặng khoảng 3 tấn. Những con cá đuối này sống ở các vùng đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cá nạng hải chủ yếu ăn sinh vật phù du, có tập tính bơi đơn lẻ hoặc theo nhóm với các thành viên khác cùng loài, cũng có lúc bắt gặp chúng bơi với các loài sinh vật biển khác. 

4. Cá mập hổ

Cá mập hổ (Galeocerdo cuvier) hay còn có các tên khác là cá mập báo, cá nhám hổ là loài cá lớn thứ tư sống hiện nay. Nó có thể đạt chiều dài hơn gần 5 m và nặng khoảng 3 tấn.

Các quần thể của loài này phân bố rộng rãi ở các đại dương nhiệt đới và ôn đới với kích thước lớn, những quần thể sống xung quanh các hòn đảo ở trung tâm Thái Bình Dương thường có kích thước nhỏ hơn.


Cá mập hổ. Ảnh: Kevin Bryant, Flickr

Những con cá mập hổ con có các sọc giống như hổ đen trên cơ thể và biến mất theo tuổi tác. Đáng buồn thay, cá mập hổ cũng bị đe dọa bởi các hoạt động của con người khiến nó trở thành loài sắp bị đe dọa (NT) trong Sách đỏ của IUCN. Thêm nữa, cá mập hổ là loài cá mập có số lượng vụ tấn công con người cao thứ hai, sau cá mập trắng lớn.

3. Cá mập trắng lớn

Cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) được tìm thấy ở vùng nước ven biển có nhiệt độ nước dao động từ 12 đến 24 ° C của tất cả các đại dương. Một số mẫu vật của loài này đã được tìm thấy dài 6 m và nặng khoảng 3,3 tấn. Tuy nhiên, chiều dài phổ biến khoảng 4m.


Cá mập trắng lớn. Ảnh: Ильин Евгений Юрьевич, Pinterest

Cá mập trắng lớn có thể sống hơn 70 năm. Hầu hết các cuộc tấn công liên quan đến cá mập đối với con người đều liên quan đến loài cá mập này vì chúng sống ở các khu vực ven biển. Tuy con người không phải là con mồi ưa thích nhưng những cuộc tấn công vô cớ của cá trắng khá phổ biến. Cá mập trắng lớn là kẻ săn mồi đỉnh cao trong hệ sinh thái biển, chúng ăn nhiều loại con mồi khác nhau bao gồm cả chim biển.

2. Cá nhám phơi nắng

Cá nhám phơi nắng (Cetorhinus maximus) có thể đạt chiều dài khoảng 6 đến 5 m và nặng gần 19 tấn, đây là loài cá lớn thứ hai còn tồn tại trên thế giới. Loài nhám di cư này được tìm thấy ở khắp các đại dương ôn đới trên thế giới. Đây là loài cá ăn hoàn toàn sinh vật phù du. Chúng kiếm ăn gần bề mặt nước như thể đang phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, do đó có tên gọi kỳ lạ như vậy.

Cá nhám phơi nắng
Cá nhám phơi nắng. Ảnh: Cetorhinus maximus, Pinterest

Cá nhám phơi nắng đã được IUCN dán nhãn là loài sắp bị đe dọa (NT). Nhiều năm khai thác thương mại để làm thực phẩm, dầu gan cá mập, vây cá mập,… đã làm suy giảm đáng kể số lượng cá nhám phơi nắng.

1. Cá mập voi 

Cá mập voi (Rhincodon typus)  hay cá nhám voi có thể dài tới 12,5 m và nặng tới 21,5 tấn, là loài cá lớn nhất còn sống hiện nay.

cá mập voi
Cá mập voi. Ảnh: Animalhi

Cá mập voi cũng là loài động vật có xương sống không phải động vật có vú lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Cá mập voi được tìm thấy ở vùng nước ấm áp của đại dương nhiệt đới, những chú cá khổng lồ này có thể sống đến 70 năm. Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng cá mập voi hiếm khi là mối đe dọa đối với con người. Chúng ăn sinh vật phù du là chủ yếu. Loài này được IUCN dán nhãn là loài nguy cấp (EN).

Đăng ngày 04/08/2022
Hoài An @hoai-an
Sinh học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

“Vùng chết” ở đại dương xuất hiện

Tưởng chừng không liên quan nhưng các “vùng chết” ở đại dương và sự nóng lên toàn cầu lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Nóng lên toàn cầu
• 17:16 26/12/2022

Bạn đã đến "thủy cung" đặc biệt nhất Đông Nam Á tại Nha Trang chưa?

Những năm gần đây có vô số sinh vật biển đã bị tuyệt chủng, đánh bắt trái phép và không còn tồn tại nhiều trên trái đất. Tuy nhiên vẫn có những viện bảo tàng, những “thủy cung” trên đất liền nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, lưu giữ cả những bảo vật, những bộ xương cá khổng lồ đến kỳ lạ.

Phòng trưng bày mẫu vật tại Viện Hải dương học
• 09:27 01/11/2022

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 10:48 02/06/2023

Nhựa sinh học từ rong biển

Đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa thì sự hình thành các giải pháp dần thay thế các vật dụng nhựa khó phân hủy này như sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ thực vật hay hạn chế sử dụng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần.

Rong biển
• 10:47 10/03/2023

Nghiên cứu mới về kiểm soát tảo nở hoa

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong môi trường nước. Tuy nhiên, tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.

Tảo nở hoa
• 10:58 17/02/2023

Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản

Các nhà nghiên cứu ở Philippines đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ rong biển có thể cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của động vật thủy sản nuôi.

Rong biển
• 11:19 30/01/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 12:29 02/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 12:29 02/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 12:29 02/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 12:29 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 12:29 02/06/2023