10 loài thủy quái sông Amazon

Cá sấu đen, lươn điện, cá ma cà rồng... là những loài thủy quái hung tợn của sông Amazon, một trong những con sông lớn và có nhiều loài động vật nguy hiểm bậc nhất thế giới.

thuy quai amazon
Cá sấu đen Caiman

1. Cá sấu đen Caiman

Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ được biết đến là môi trường sống của nhiều loài động vật khổng lồ và nguy hiểm. Cá sấu đen caiman là một trong những loài thủy quái hung tợn sinh sống tại con sông này. Một con cá sấu caiman có thể dài tới 6 m với phần hộp sọ lớn và nặng hơn cá sấu sông Nile. Là loài động vật ăn thịt hàng đầu ở sông Amazon, cá sấu đen caiman có thể ăn bất cứ thứ gì ở gần chúng, bao gồm cả cá piranha, khỉ, hươu, nai, cá rô, trăn anaconda. Năm 2010, nhà sinh học Deise Nishimura đã bị mất một chân khi chiến đấu với một con cá sấu đen caima sau 8 tháng con vật này trốn dưới thuyền của bà.

2. Rắn xanh Anaconda

Rắn xanh Anaconda là loài rắn lớn nhất thế giới. Những con rắn cái có thể lớn hơn rắn đực với chiều dài 9 m, nặng 250 kg và đường kính cơ thể đạt 30 cm. Loại rắn này không độc, nhưng thay vào đó chúng dùng sức mạnh cơ bắp to lớn để bóp nghẹt con mồi như hươu, nai, cá sấu caiman và thậm chí cả báo đốm châu Mỹ. Chúng thường sống ở những vùng nước nông có thể cho phép chúng ẩn nấp và chúng thích ở những khu vực nhánh sông Amazon.

3. Cá ăn thịt Arapaima

Đây là loài cá ăn thịt khổng lồ sống ở sông Amazon và các hồ lân cận. Arapaima thường ở bề mặt nước vì chúng cần hít thở không khí ngoài việc hấp thụ khí oxy qua mang. Cá Arapaima có thể dài đến 2,7 m và tặng 90 kg. Loài cá này hung dữ đến mức lưỡi của chúng cũng có răng.

4. Rái cá khổng lồ

Rái cá khổng lồ là một ví dụ điển hình của dòng họ nhà chồn. Những con rái cá đực khi trưởng thành có thể dài 2 m (tính từ đầu đến đuôi). Loại rái cá này thường ăn cá và cua. Chúng thường đi săn bắt theo thành nhóm từ 3 đến 8 con và có thể ăn 4 kg thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, loại rái cá này còn có thể tấn công và ăn thịt rắn anaconda và cá sấu caiman. Chúng cũng được xem là một trong những loài động vật ăn thịt nhiều nhất ở sông Amazong và được mệnh danh là "loài sói của sông".

5. Cá candiru

Sông Amazon không chỉ sản sinh ra những loài sinh vật khổng lồ mà còn là nơi sinh sống của những sinh vật nhỏ bé nhưng vô cùng đáng sợ. Candiru là loài cá nước ngọt ký sinh có kích thước khá nhỏ, da trơn, được biết đến với khả năng chui vào niệu đạo của những ai dám đi tiểu ở sông. Một người đàn ông từng phải phẫu thuật để lấy loài sinh vật này ra khỏi ống niệu đạo khi chúng đang cố gắng chui vào tinh hoàn. Cá candiru thường dùng gai bám vào những con cá lớn hơn và hút máu của chúng.

6. Cá mập bò

Cá mập bò thường sống ở khu vực nước ngọt và được tìm thấy ở những vùng nước sâu thuộc nhánh sông Amazon như Iquitos ở Peru, cách cửa biển 4.000 km. Đây là loài cá có thể cảm nhận được sự thay đổi độ mặn của nước xung quanh và có thể thích nghi tùy theo môi trường mới. Loại cá này có chiều dài khoảng 3,3 m, nặng 312 kg. Giống như các loài cá mập khác, chúng có vô số răng nhọn hình tam giác và bộ hàm rất khỏe với lực cắn lên tới 589 kg. Cá mập bò được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới.

7. Lươn điện

Lươn điện trông giống cá da trơn hơn là lươn. Loài lươn điện có chiều dài 2,5 m và sinh ra dòng điện từ các tế bào đặc biệt gọi là electrocyten nằm bên sườn. Dòng điện này có thể đạt mức 600 volt, gấp 5 lần so với dòng điện trong ổ cắm điện thông thường ở Mỹ và đủ để hạ gục một con ngựa. Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng và chết đuối. Những con lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt trước khi làm con mồi bị choáng và giết mồi bằng những luồng điện mạnh hơn.

8. Cá Piranha bụng đỏ

Loại cá này chủ yếu ăn xác động vật thối. Chúng có chiều dài khoảng 30 cm và bơi thành đàn lớn. Cá Piranha bụng đỏ có răng nhọn. Các hàm răng đan lồng vào nhau giúp chúng xé thịt con mồi một cách dễ dàng. Những nhóm cá Piranha bụng đỏ có thể tập trung vào con mồi không may mắn và xử lý nhanh gọn trong vài phút. Tuy nhiên, những cuộc tấn công con mồi rất hiếm và thường xảy ra khi chúng rất đói hoặc bị khiêu khích.

9. Cá ma cà rồng Payara

Payara là loài cá săn mồi vô cùng dữ tợn, có khả năng nuốt số lượng cá bằng một nửa kích thước của cơ thể. Thức ăn chính của loại cá này là cá piranha. Tên của chúng xuất phát từ hai chiếc răng nanh mọc ra từ hàm dưới với chiều dài 15 cm, được dùng để đâm xuyên qua con mồi sau khi tấn công. Hàm trên của cá có những chiếc hố đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm chúng.

10. Cá Pacu

Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt. Tuy nhiên, loại cá này có thể khiến nhiều đàn ông khiếp sợ vì chúng có thể cắn đứt tinh hoàn của họ. Một người đàn ông sống ở Papua New Guinea đã thiệt mạng sau khi bị một con cá Pacu cắn đứt tinh hoàn.

Vnexpress, 01/10/2013
Đăng ngày 01/10/2013
Thùy Linh (Theo Listverse)
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 12:24 16/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:24 16/01/2025

Hạn chế thiệt hại do sự chênh lệch nhiệt độ ở ao nuôi

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sinh sản của các loài tôm cá. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là những biến đổi đột ngột, có thể gây stress, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi.

Tôm thẻ
• 12:24 16/01/2025

Độ mặn phù hợp trong nuôi vuông quảng canh

Nuôi trồng thủy sản quảng canh, đặc biệt là nuôi tôm trong vuông, phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, trong đó độ mặn đóng vai trò quan trọng. Độ mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm mà còn tác động đến hệ sinh thái trong vuông nuôi. Hiểu và quản lý tốt độ mặn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Nuôi quảng canh
• 12:24 16/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 12:24 16/01/2025
Some text some message..