10 sự kiện nổi bật của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019

Nhìn lại 10 sự kiện nổi bật nổi bật nhất trong hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản trong năm qua.

thủy sản
Thủy sản đã trải qua năm 2019 với nhiều sự kiện quan trọng

Năm 2019 vừa khép lại - một năm chưa đạt kỳ vọng với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thuế chống bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ 0% cho 31 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt; CPTPP có hiệu lực và nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) được ký kết hứa hẹn mang về các ưu đãi thuế quan... Tuy nhiên, những thuận lợi này chưa đủ mạnh để nhiều doanh nghiệp thủy sản vượt qua những rào cản lớn lao khác từ thị trường xuất khẩu.

1. Cơ hội và thách thức cho thủy sản từ CPTPP và 16 FTA


Hiệp định CPTPP và FTA vừa là cơ hội vừa là thách thách của ngành thủy sản.

Ngay đầu năm 2019, vào ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Ngoài hai hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương thế hệ mới là CPTPP và EVFTA thì các hiệp định FTA khác cũng được dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội thuế quan cho các doanh nghiệp thủy sản. Tham gia TPP và các FTA cũng là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, đi cùng cơ hội là những thách thức không nhỏ như: Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại tại các thị trường xuất khẩu; thách thức về vấn đề lao động; quy định về thủ tục hành chính; kiểm soát bảo tồn nguồn lợi thủy sản – IUU (EU và Mỹ); nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao.

2. Kết quả cuối cùng thuế CBPG cho tôm Việt Nam POR13 giảm

Tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.

Có 2 doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc trong POR13 là Công ty Sao Ta (Fimex VN) và Công ty Hải sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company) đều hưởng thuế 0%. Ngoài ra, 29 doanh nghiệp tôm là bị đơn tự nguyện cũng có mức thuế 0%. Đây được cho là động lực tốt cho các doanh nghiệp tôm Việt Nam duy trì xuất khẩu tôm sang Mỹ trong năm 2019.

3. Thẻ vàng IUU ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản Việt Nam


Sau 2 lần kiểm tra, EC vẫn duy trì thẻ vàng hải sản Việt Nam.

Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu hải sản vẫn tăng 8% so với năm 2018 đạt trên 3,2 tỷ USD, nhưng chủ yếu tăng ở cá ngừ (tăng 12% đạt 728 triệu USD) và các loại cá biển khác (tăng 15% đạt 1,65 tỷ USD). Xuất khẩu hải sản tăng chủ yếu ở các thị trường khác, trong khi xuất khẩu sang thị trường EU sụt giảm 11,5%. Kết quả này đã phản ánh hệ lụy của thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam trong thời gian qua.

Từ ngày 5 - 14/11/2019, Đoàn Thanh tra EC đã sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra tình hình triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về khai thác IUU. Đây là lần kiểm tra lần thứ 2 của EU kể từ khi Việt Nam bị cảnh báo thẻ vàng từ năm 2017. Đoàn thanh tra EC đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết  tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong việc chống khai thác bất hợp pháp IUU, triển khai các khuyến nghị của EC; khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ so với đợt kiểm tra lần 1 (tháng 5/2018) và đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, kết quả sau lần kiểm tra thứ 2 này, EC vẫn duy trì thẻ vàng hải sản Việt Nam.

4. Sau khi giá cá tra nguyên liệu lên thời “hoàng kim” đã lao dốc

Cách đây 3 năm nào năm 2016, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL rớt thê thảm xuống mức thấp lịch sử (trong vòng 5 năm) và có thời điểm loạn giá, thấp dưới mức giá thành từ 18.500 - 20.500 đồng/kg. Tới năm 2018, nguồn cá khan hiếm khiến cho giá cá tra lại tăng lên mức 36.500 đồng/kg. Nhưng bước sang năm 2019, niềm vui giá cao đã nhanh chóng chuyển sang nỗi lo của người nuôi cá. Từ 34.000 đồng/kg (tháng 2/2019) đã rơi xuống mức từ 19.000 - 21.000 đồng/kg (tháng 12/2019). Giá cá nguyên liệu giảm cũng là một lý do khiến giá xuất khẩu giảm và tổng giá trị xuất khẩu tại các thị trường giảm.

5. Thị trường Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 kiểm soát chặt thương mại đường biên mậu

Ngay từ đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt thương mại mậu biên và kiểm soát chất lượng. Thực tế việc thắt chặt kiểm soát này đã diễn ra từ giữa năm 2018, tuy nhiên sang năm 2019, sự việc này mới ảnh hưởng rõ nét tới hoạt động xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp nhỏ vốn quen xuất khẩu qua tiểu ngạch,  thiếu thông tin về những quy định xuất khẩu qua đường chính ngạch bị bất ngờ, thụ động trước tình huống bị cấm xuất khẩu tiểu ngạch. Tính đến hết tháng 6 năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm nhẹ 2,3% đạt 572 triệu USD, trong đó, xuất khẩu tôm giảm gần 5%, xuất khẩu cá tra chỉ tăng gần 2%, xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh 183%. Kể từ quý III/2019, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã tăng trở lại do các doanh nghiệp đã nắm chắc được quy định của thị trường và có sự điều chỉnh tốt hơn.

6. Chính phủ nâng mức xử phạt hành chính với cá nhân vi phạm lĩnh vực thủy sản lên tới 1 tỷ đồng

Ngày 5/7/2019, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP (nghị định thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đã chính thức có hiệu lực. Nghị định này nâng mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản lên mức 1 tỷ đồng (so với mức 100 triệu đồng theo quy định cũ của NĐ 103/2013). Còn với trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nghị định này cũng quy định chi tiết hơn về 8 hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Đây là hành động cụ thể của Chính phủ trong việc quyết tâm chống khai thác IUU và coi đây là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng và hàng đầu.

7. Cá tra Việt Nam trải qua một năm giảm tại thị trường Mỹ


Cho tới thời điểm này, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ bằng một nửa so với sang Trung Quốc - Hồng Kông.

Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng, ngày 5/11/2019, Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ (Federal Register) cũng đã chính thức công bố văn bản Luật từ Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ về việc công nhận Việt Nam là quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá Siluriformes sang Hoa Kỳ. Đây là tin vui đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang tham gia một cách kiên cường tại thị trường Mỹ cho dù bên cạnh vẫn là nỗi buồn về rào cản thuế chống bán phá giá cao. Trái ngược hẳn với niềm hi vọng về việc tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài sẽ giúp cá tra Việt Nam đẩy mạnh hơn sang thị trường Mỹ. Cho tới nửa đầu tháng 12/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 270,5 triệu USD, giảm 48,5% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng cách giữa giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ và thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - Hồng Kông đang lớn dần. Cho tới thời điểm này, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ bằng một nửa so với sang Trung Quốc - Hồng Kông.

8. Quốc hội thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi 2019

Ngày 20/11/2019, với 90,06% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với 10 điểm mới đối với người lao động và 6 điểm mới đối với người sử dụng lao động. Đây là một Bộ Luật “nóng” nhất đối với cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành thủy sản trong năm 2019. Bởi ngay khi Dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi này đưa ra lấy ý kiến đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, 3 vấn đề là: Giờ làm thêm, thời giờ làm việc tiêu chuẩn và tuổi nghỉ hưu gây nhiều tranh cãi nhất.

9. Xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,6 tỷ USD

Năm 2019, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 8,6 tỷ USD, giảm 2,3% so với năm 2018. Trong nhóm các sản phẩm chủ lực, chỉ có cá ngừ duy trì tăng trưởng dương gần 12%, các mặt hàng khác đều giảm: tôm giảm gần 5%, cá tra giảm gần 12%, mực, bạch tuộc giảm 13%. Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm từ các loại cá khác cũng tăng tương đối với mức 15%, góp phần hạn chế sụt giảm kim ngạch do tôm, cá tra và mực, bạch tuộc.

10. Nhật Bản nhích lên vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất năm 2019

Tính đến nửa tháng 12/2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá trị như hiện tại, Nhật Bản đang tạm là thị trường xuất khẩu lớn nhất  của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (so với vị trí thứ 3 vào năm 2018). Năm nay cũng là năm đầu tiên Nhật Bản bước vào top 10 thị trường xuất khẩu thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam.

VASEP
Đăng ngày 06/01/2020
Tạ Hà
Kinh tế

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 16:10 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 16:10 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 16:10 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 16:10 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 16:10 01/10/2023