2 giai đoạn của EMS trên tôm nuôi: diễn biến cụ thể qua kính hiển vi

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác.  Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp phòng trị EMS. Đi tiên phong trong nghiên cứu về EMS trên thế giới và đáp ứng được sự mong đợi của nhiều người, đầu năm 2013, phòng nghiên cứu bệnh học của trường đại học Arizona (Mỹ) đã bước đầu xác định được nguyên nhân gây bệnh, đặt nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

EMS, AHPNS, hội chứng tôm chết sớm
Ảnh: Cả 2 mẫu tôm thẻ chân trắng bị nhiễm EMS với cơ quan gan tụy bị teo

Tuy chưa thể ngăn chặn được dịch bệnh, nhưng nghiên cứu này cũng mang lại nhiều hi vọng cho công nghiệp nuôi tôm ở nước ta.

Dấu hiệu bên ngoài của EMS

Gan tụy teo nhỏ. Thường là màu vàng nhạt hoặc màu trắng trong các viên nang mô liên kết của gan tụy. Đôi khi có thể nhìn thấy đốm hoặc vết đen.

Ảnh 1: Hình tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam (bên trái: tôm nhiễm EMS, bên phải: tôm bình thường)

Ảnh 2: Mẫu tôm sú bệnh thu ở Việt Nam (gan tụy nhạt màu và teo, đường ruột rỗng)

Khảo sát bằng kính hiển vi phóng đại 40 lần mặt cắt mô gan tụy cho thấy các tế bào bài tiết bình thường (B), các tế bào dữ trự mỡ (R) và các tế bào basophilic (F) to lên. Các tế bào E, nhiều tế bào đang trong quá trình nguyên phân được nhìn thấy ở phần hình nhỏ (phóng đại 20 lần).

Ảnh 3: Các tế bào ống lượn gan tụy (R, B, F & E)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, EMS có 2 giai đoạn xảy ra trên tôm nuôi.

Giai đoạn 1: Giai đoạn sớm của bệnh (quan sát trên tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc)   

Ảnh 4: Gan tụy bình thường (trên) và gan tụy nhiễm EMS giai đoạn sớm (dưới) 

Ảnh 5: Quan sát mô bệnh trên tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam (ống lượn gan tụy có dấu hiệu bong tróc, một số ổ tụ máu và dường như là có sự xuất hiện của vi khuẩn cơ hội Vibrio, phóng đại 10 lần).

Ảnh 6: Quan sát trên tôm sú Việt Nam ở kính phóng đại 20 lần, cho thấy mức độ tổn thương của gan

Ảnh 7: Hình kính hiển vi phóng đại 40 lần, mô gan tụy từ tôm sú P. monodon bị nhiễm nặng ở giai đoạn đầu của bệnh EMS. Phần ngọn ống (với các tế bào E) vẫn nguyên vẹn, còn các phần gần ống gan tụy hơn cho thấy sự hoại tử và kết dính các tế bào biểu mô ống.

Giai đoạn 2: Giai đoạn cuối kết thúc với sự tàn phá gan tụy do vi khuẩn cơ hội Vibrio spp.

Ảnh 8: Mẫu bệnh quan sát trên tôm sú (bệnh có sự tiến triển, có sự nhiễm khuẩn thứ cấp của ống gan tụy, nghi ngờ là do vi khuẩn cơ hội Vibrio spp.

Ảnh 9: Quan sát trên tôm thẻ chân trắng của Việt Nam (giai đoạn cuối của EMS cho thấy hầu hết các ống gan tụy bị phá hủy, nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn cơ hội Vibrio spp., phóng đại 4 lần)

Ảnh 10: Quan sát trên tôm thẻ chân trắng của Việt Nam (giai đoạn cuối của EMS cho thấy hầu hết các ống gan tụy bị phá hủy, nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn cơ hội Vibrio spp., phóng đại 20 lần)

Ảnh 11: Quan sát trên tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc, phóng đại 20 lần.

Ảnh 12: Quan sát trên tôm sú của Việt Nam (giai đoạn cuối của EMS cho thấy hầu hết các ống gan tụy bị phá hủy, nhiễm trùng nặng do các vi khuẩn cơ hội Vibrio spp.,)

Tóm lại, các nhân gây bệnh cụ thể đã được xác định là do nhiễm khuẩn.

Bệnh lý: thoái hóa gan tụy (HP), rối loạn chức năng của tất cả các tế bào HP, nổi bật là hoại tử và bong tróc các tế bào biểu mô ống lượn. Giai đoạn cuối đánh dấu viêm tế bào máu và nhiễm khuẩn thứ cấp xảy ra kết hợp với các tế bào ống lượn HP hoại tử.

Các tác nhân gây bệnh được ghi nhận

Rối loạn chức năng của ống gan tụy nghiệm trọng khi nhiễm vi khuẩn cơ hội Vibrio spp. Tuy nhiên, Vibrio spp. Không phải là tác nhân gây bệnh, mà sau khi nhiễm khuẩn thì giai đoạn này tạo cơ hội cho nguyên nhân gây bệnh EMS. Thêm vào đó, kết quả các thí nghiệm còn cho thấy rằng: 

- Thức ăn được kiểm tra không phải là nguyên nhân gây bệnh.

- Thử nghiệm Cypermethrin trong phòng thí nghiệm cũng không gây bệnh EMS.

- Thử nghiệm các yếu tố gây nhiễm (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng) cho đến nay cũng chưa xác định được.

Các nghiên cứu tiếp theo

1, So sánh protein để tìm kiếm độc tố độc nhất, điều chỉnh protein trong tôm có hay không có ảnh hưởng EMS

2, So sánh quần thể vi khuẩn trên tôm nhiễm và không nhiễm EMS.

3, Nghiên cứu sự lây lan của  các vi khuẩn phân lập từ tôm nhiễm EMS.

Đăng ngày 17/07/2013
Lê Hải Quỳnh (tổng hợp từ hội thảo về EMS tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM ngày 28/06/2013)
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tôm thẻ
• 09:44 05/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 10:25 30/08/2024

Giảm áp lực Vibrio trong nuôi tôm thông qua chế độ dinh dưỡng

Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi, với tỷ lệ chết do Vibrio gây ra lên đến 100%.

Vibrio
• 09:38 28/08/2024

Tối ưu hóa quá trình nuôi tôm bằng việc sử dụng IOT

Internet Of Things (IOT) - Xu hướng kết nối vạn vật đang có mặt hầu hết ở các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, IOT bước đầu xuất hiện để tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Máy cho ăn Farmext
• 09:33 28/08/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 07:32 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 07:32 11/09/2024

Khám phá chợ cá Tam Tiến: Bức tranh sống động của vùng quê miền biển

Mặt trời dần ló rạng, nhuộm hồng cả một vùng biển. Tiếng sóng vỗ rì rào hòa quyện với tiếng rao hàng của các bà, các mẹ bán cá tạo nên một bản giao hưởng độc đáo.

Chợ Tam Tiến
• 07:32 11/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 07:32 11/09/2024

Liệu giá có giảm khi nguyên liệu không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Một trong những thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt là chi phí thức ăn, chiếm đến 60-70% tổng chi phí sản xuất. Giá thức ăn thủy sản không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, một phần do sự biến động của giá nguyên liệu trên thị trường quốc tế. Với thực trạng này, câu hỏi đặt ra là liệu giá thức ăn có giảm khi nguyên liệu sản xuất không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài?

Thức ăn công nghiệp
• 07:32 11/09/2024
Some text some message..