2 triệu đồng một con tôm hùm

Chuyến ra khơi cuối năm gặp biển động liên tục nhưng nhờ đó ông Trần Văn Nam đánh bắt được khoảng 300 kg tôm hùm, có con nặng tới 2,5 kg.

tôm hùm, đánh bắt tôm hùm, Quảng Ngãi
Những sọt chứa đầy tôm hùm trên tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt được ở vùng biển Trường Sa vừa mới trở về cập bến cảng Sa Kỳ bán cho thương lái dịp trước tết Nguyên đán. Ảnh:Trí Tín.

Thoăn thoắt vận chuyển từng giỏ hải sản từ tàu cá lên bờ ở cảng Sa Kỳ, ngư dân Trần Văn Nam ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn phấn khởi vì chuyến biển " trúng lớn".

Ông kể, chuyến ra khơi cuối năm gặp biển động liên tục nhưng bù lại anh em ngư dân lặn được khoảng 300 kg tôm hùm lớn, trong đó có con nặng 2,5 kg bán với giá 2 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn thu hoạch nhiều loại cá và hải sâm biển khác. Nhờ tôm hùm bán được giá (mỗi ký khoảng 800.000 đồng, tăng 200.000 đồng so với cùng kỳ) nên phiên biển này ông thu lãi hơn trăm triệu đồng để ăn Tết.

Tôm hùm thường sống ở dưới rạn đá san hô cách mặt biển khoảng 20m. Chỉ người có sức khỏe tốt, dày dạn kinh nghiệm lặn và biết cách phối hợp nhịp nhàng với nhau mới có thể bắt được nhiều.

Từng có thâm niên 15 năm lặn tôm hùm ở vùng biển Trường Sa, ông Nguyễn Cư ở xã Bình Châu chia sẻ, mỗi chuyến biển lặn được khoảng 3 đến 4 tạ tôm hùm thì xem như "trúng mánh", thu lãi hàng trăm triệu đồng.

"Thành công của nghề lặn tôm hùm là xác định được khu vực có nhiều rạn san hô, chia nhóm lặn sao cho khoa học để đảm bảo sức khỏe cho từng người. Một nhóm lặn tìm tôm hùm dưới biển, nhóm khác túc trực trên tàu để kéo lên và đề phòng xảy ra sự cố", ông Cư nói.

Bến cảng Sa Kỳ cuối năm trở nên sôi động. Nhiều thương lái đưa xe tải về đây chờ thu mua tôm hùm, hải sản các loại đưa đi khắp nơi tiêu thụ. Tết càng cận kề thì các mặt hàng hải sản, nhất là tôm hùm càng được thương lái thu mua mạnh. Nhờ vậy mà sau chuyến biển này, mỗi ngư dân được chủ tàu chia 10-15 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết thêm, từ lâu ngư dân địa phương nổi tiếng với nghề lặn bắt thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Hiện có gần 500 hộ ngư dân trong xã hành nghề lặn, trong đó chủ lực là lặn bắt hải sâm biển, tôm hùm.

"Mỗi năm họ ra khơi khoảng 5 chuyến biển, trung bình mỗi chuyến thu về ít nhất 400 triệu đồng, lúc "trúng đậm" mỗi tàu có thể thu về từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng. "Đội tàu xa bờ" của xã không chỉ ra khơi phát triển kinh tế biển, làm giàu cho gia đình, tạo động lực thay đổi diện mạo địa phương mà còn góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc", ông Hùng nhấn mạnh. 

vnexpress
Đăng ngày 08/01/2014
Trí Tín
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 09:38 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:38 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:38 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:38 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:38 18/11/2024
Some text some message..