3 cách tiết kiệm chi phí thức ăn trong nuôi tôm thẻ

Để tiết kiệm chi phí trong nuôi tôm cần kết hợp cùng lúc nhiều biện pháp. Sau đây là 3 giải pháp giúp bà con tiết kiệm chi phí này trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
Điểm yếu cố hữu và cũng là lớn nhất của ngành tôm đó là chi phí sản xuất tôm của Việt Nam hiện nay quá cao. Ảnh: Tepbac

Khai thác khả năng tăng trưởng bù trên tôm

 Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 35 ngày đầu, chỉ đáp ứng 45% nhu cầu dinh dưỡng của tôm. Sau 35 ngày, cho ăn 80 – 100%.

Tăng trưởng bù được định nghĩa là một quá trình sinh lý trong đó động vật nuôi trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh sau một thời gian phát triển hạn chế. Điều này thay đổi tùy theo loài, giai đoạn sống, điều kiện môi trường, mức độ thay đổi, thời gian hạn chế cũng như cách sinh vật phản ứng khi điều kiện nuôi được cải thiện hoặc điều kiện lý tưởng được phục hồi. 

Tăng trưởng bù đã được nghiên cứu trên một số loài thủy sản, trong đó có tôm thẻ chân trắng được thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau, bao gồm hạn chế thức ăn, thiếu oxy, mật độ và nhiệt độ cao, và tiếp xúc với các hợp chất độc hại…Đối với việc hạn chế thức ăn, có thể giảm lượng thức ăn cung cấp trong thời gian tăng trưởng để vừa giảm chi phí thức ăn vừa cải thiện chất lượng nước. Trong trường hợp này, tôm thẻ chân trắng cho thấy sự tăng trưởng bù hoàn toàn. Ứng dụng này hiệu quả cao trong các mô hình công nghệ nuôi Biofloc.

máy cho ăn tự động
Máy cho tôm ăn tự động hiệu quả hơn cách cho ăn truyền thống. Ảnh: Tepbac

Cho tôm ăn hơi thiếu nghĩa là chỉ cung cấp khoảng 70 – 80% sẽ tốt hơn so việc đáp ứng 100% nhu cầu. Hơn nữa, dùng máy cho ăn từ tháng nuôi thứ 2 giúp tôm sử dụng hiệu quả, cung cấp thức ăn khi tôm có nhu cầu, cung cấp nhiều lần qua cảm biến hẹn thời gian, để tất cả tôm trong ao đều được cung cấp thức ăn đầy đủ. 

Nếu chỉ dùng tay cho tôm ăn theo cách truyền thống, số lần ăn trong ngày giới hạn, những tôm nhỏ khó có cơ hội canh tranh lấy thức ăn. Một số vùng ô nhiễm trong ao, hồ nuôi, nếu thức ăn rơi xuống đó, tôm không sử dụng được sẽ gây lãng phí, hình thành vùng ô nhiễm. 

Sử dụng lượng đạm mà tôm thật sự cần

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tôm thẻ chân trắng có nhu cầu sử dụng đạm không quá 38%. Người nuôi tôm có xu hướng tăng nhu cầu đạm theo thời gian nuôi, tuổi tôm, trọng lượng thân, mật độ thả nuôi... Nhưng trong thực tế ngày nay, yếu tố môi trường, thời tiết, dịch bệnh,… thường xuyên biến động, cùng với chất lượng con giống đã tác động trực tiếp đến nhu cầu dinh dưỡng của tôm.

 thức ăn tôm
Phân bổ hàm lượng đạm, kích cỡ viên thức ăn phù hợp mật độ, trọng lượng, ngày tuổi tôm nuôi. Ảnh: Tepbac

Chính vì vậy, cần phải có kế hoạch thay đổi thức ăn có hàm lượng đạm tương thích với tôm trong suốt vụ nuôi. Bà con nên sử dụng thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng có hàm lượng đạm 40% trong thời gian 2 tháng, đến tháng nuôi thứ 3, có thể chuyển sang thức ăn có hàm lượng đạm cao hơn để rút size, tạo điều kiện cho tôm về size lớn, tăng giá trị hàng hoá khi xuất bán. 

Thức ăn đạm thấp đã được cân đối các acid amin bổ sung, điều này góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư mua thức ăn, giảm thải ni-tơ (N2) ra môi trường, giảm ô nhiễm, tăng lợi nhuận.

Chủ động điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm

Trong quá trình nuôi tôm, những tình huống thường thấy như những ngày tôm lột xác; môi trường diễn biến xấu, khí độc tăng cao; khi thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường; khi tôm bệnh người nuôi sử dụng thuốc, hoá chất phòng, trị bệnh cho tôm; khi xổ lãi cho tôm hay khi chuyển giai đoạn nuôi, giữa các khoảng thời gian sáng, trưa, chiều trong ngày…người nuôi cần chủ động điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không thể duy trì lượng thức ăn như bình thường vì tôm sẽ sử dụng không hết thức ăn, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường nước nuôi.

 trang thiết bị ao
Ao tôm được trang bị đầy đủ hệ thống quạt nước, oxy đáy,… góp phần cải thiện môi trường ao nuôi. Ảnh: Tepbac

Thức ăn có hàm lượng đạm cao, chi phí đầu tư sẽ cao kết hợp với vật tư, trang thiết bị, thuốc, hoá chất tăng cao…trong khi giá tôm thương phẩm chưa tăng…Chi phí đầu vào như thế, người nuôi tôm rất khó có lợi nhuận như mong muốn.

Ngoài ra, việc chọn lựa bầy tôm giống chất lượng là yếu tố quan trọng. Chọn bầy giống tốt, có sức đề kháng cao, khả năng vượt qua những khó khăn về môi trường, dịch bệnh, sẽ gián tiếp giúp người nuôi tôm ít tốn chi phí đầu tư con giống thả lại do hao hụt trong quá trình nuôi, hạn chế tối đa chi phí xử lý môi trường. Nên nuôi với mật độ phù hợp với điều kiện ao hồ, công nghệ, quy trình nuôi, mô hình áp dụng, mức độ nắm bắt kỹ thuật của người nuôi tôm... 

Tiết kiệm chi phí trong nuôi tôm thẻ chân trắng, bằng các giải pháp đã thảo luận trên giúp người nuôi tôm tiết giảm các chi phí trong sản xuất, hạ giá thành đầu vào, tăng lợi nhuận khi xuất bán. Mặt khác, về mặt môi trường, góp phần giảm tải các áp lực khí độc, tảo độc, dịch bệnh, ô nhiễm, giúp tôm nuôi khoẻ mạnh, sử dụng thức ăn triệt để, chuyển hoá, hấp thu tốt, tăng trưởng nhanh, đồng đều size cỡ, nâng cao tỷ lệ sống tôm nuôi, tăng sản lượng và năng suất nuôi, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Đăng ngày 11/05/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 11:02 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 11:02 22/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 11:02 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 11:02 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 11:02 22/11/2024
Some text some message..