3 dạng thức ăn tổng hợp cho ấu trùng tôm cá

Thức ăn trong ương nuôi tôm cá giống gồm nhiều loại phù hợp từng giai đoạn ấu trùng khác nhau. Ngoài thức ăn tự nhiên như tảo tươi, artemia, luân trùng… thì thức ăn tổng hợp là một trong những yếu tố then chốt đóng góp vào chất lượng con giống.

tôm post
Chất lượng giống tốt là điều kiện tiên quyết để vụ nuôi thành công.

Hiện tại, trên thị trường có nhiều loại thức ăn tổng hợp cho ấu trùng tôm cá, bao gồm: thức ăn dạng lỏng, dạng mảnh, dạng hạt, thức ăn dạng viên nang vi hạt micro-encapsulated. Mỗi dạng thức ăn có công nghệ sản xuất khác nhau nên có cũng thế mạnh và hạn chế riêng biệt. Trong đó, hai dạng thức ăn được sử dụng phổ biến trong sản xuất giống tôm cá là thức ăn dạng mảnh và thức ăn vi nang micro-encapsulated. Ngoài ra còn có thức ăn vi nang bằng công nghệ ép đùn lạnh đang được đánh giá cao vì khắc phục được điểm yếu của 2 dạng trên.

Thức ăn ấu trùng dạng mảnh

Thức ăn dạng mảnh là loại thức ăn dành cho ấu trùng tôm cá phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật sản xuất thức ăn dạng mảnh không quá phức tạp. Các nguyên liệu thức ăn được giã nhỏ và thêm nước tạo thành dạng sệt. Sau khi bổ sung vi chất dinh dưỡng và trộn thêm chất kết dính, hỗn hợp được đưa qua máy tạo mảnh (thường là máy sấy hơi nước). Sau quá trình này, thức ăn sẽ tạo thành những mảnh vụn lớn nhỏ khác nhau, những mảnh lớn tiếp tục được nghiền nát và dùng sàn để điều chỉnh kích cỡ thức ăn đúng mong muốn.

Ưu điểm lớn nhất của thức ăn dạng mảnh là giá thành, dạng thức ăn này thường có giá bán trung bình, phù hợp với tất cả các quy mô sản xuất, kể cả các cơ sở nhỏ lẻ ít vốn của nông dân.


Ấu trùng tôm thẻ giai đoạn Zoea 2 – 3, giai đoạn bắt đầu cho ăn thức ăn tổng hợp.

Tuy nhiên, do phải sử dụng máy sấy trong quá trình tạo mảnh, nên chất dinh dưỡng có thể có bị mất hoặc biến tính do nhiệt độ. Dù hiện nay các nhà sản xuất đã dùng thiết bị sấy ép hình trống để giảm tác động của nhiệt độ nhưng không quá hiệu quả, nhiệt độ từ 125oC – 130oC khi sấy làm chất lượng thức ăn giảm một cách đáng kể. Ngoài ra, thức ăn dạng mảnh rất dễ hòa tan, gây thất thoát dinh dưỡng trong nước, khó quản lý hiệu suất cho ăn cũng như môi trường bể ương.

Thức ăn vi nang - những hạt thức ăn viên nang siêu nhỏ (Micro-encapsulate)

Thức ăn vi nang được tạo ra bằng cách phủ lên các hạt thức ăn siêu nhỏ một lớp vật liệu sinh học, thường là cholesterol-lecithin hoặc zein – một loại protein trong bắp ngô.

Nói một cách đơn giản, trong công nghệ sản xuất thức ăn vi nang, nhà sản xuất nghiên cứu bổ sung nhiều nhóm chất dinh dưỡng, enzyme, vitamin, kể cả vắc xin nếu cần, sau đó gói gọn chúng vào trong một lớp vật liệu sinh học để giảm thiểu thất thoát dinh dưỡng trong nước. Do đó, thức ăn tổng hợp dạng vi nang có thể đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, được dùng để bổ sung một phần hoặc thay thế toàn bộ thức ăn tươi tự nhiên. 

Thức ăn dạng vi nang có nhiều ưu điểm nhưng hạn chế lớn nhất là giá thành cao hơn với mức đầu tư trung bình của các trại giống, thường chỉ dành cho các trại tôm giống lớn sử dụng ở giai đoạn Zoea và Mysis.

Thức ăn vi nang dùng kỹ thuật sản xuất ép đùn lạnh 

Hạn chế về chất lượng của thức ăn mảnh và điểm yếu giá thành cao của công nghệ vi nang gây khó khăn cho nhu cầu sử dụng thức ăn tổng hợp trong ương nuôi giống thủy sản.

Đòi hỏi của thực tế sản xuất đã thôi thúc cho ra đời một công nghệ đáp ứng việc cân đối giữa hiệu suất và giá thành sản phẩm, đó là công nghệ sản xuất thức ăn vi nang ở nhiệt độ thấp. Công nghệ mới dùng kỹ thuật ép đùn lạnh (micro extruced) để sản xuất những hạt thức ăn ép lạnh siêu nhỏ nhưng hoàn thiện dinh dưỡng, không làm biến tính các vi chất thiết yếu, ít tan trong nước, kích thước hạt nhỏ đồng nhất tạo điều kiện cho ấu trùng tôm cá bắt mồi dễ dàng. Thức ăn vi nang ép lạnh cũng có giá thành hợp lý hơn thức ăn vi nang được sản xuất theo cách thông thường, tuy nhiên dạng thức ăn này chưa được phổ biến.

Tóm lại, thức ăn dạng mảnh có ưu điểm về giá cả nhưng giá trị dinh dưỡng bị thất thoát, dạng thức ăn vi nang đảm bảo yếu tố dinh dưỡng lại có giá thành khá cao, thức ăn vi nang dùng kỹ thuật sản xuất ép đùn lạnh khắc phục được nhược điểm của 2 dạng trên nhưng chưa phổ biến. Dựa vào phân tích ưu nhược điểm của mỗi loại kết hợp với điều kiện sản xuất thực tế, trại sản xuất giống quyết định lựa chọn dạng thức ăn tổng hợp cho ấu trùng phù hợp.

Đăng ngày 05/06/2020
Hoài An
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 07:22 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 07:22 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 07:22 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 07:22 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 07:22 09/01/2025
Some text some message..