Dị ứng khi uống thuốc ho vẫn ăn cá
Theo thông tin trên Báo sức khỏe & Đời sống, uống thuốc ho mà vẫn ăn cá, đặc biệt là cá biển thì vô cùng nguy hiểm. Bạn có thể bị dị ứng do chất Histamine trong cá kết hợp với thành phần của thuốc ho, làm suy giảm hệ miễn dịch, gây dị ứng histamine.
Bên cạnh đó tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn khi thuốc ho chứa chất ức chế monoamine.
Việc ăn cá khi sử dụng thuốc ho, hay các thuốc kháng sinh liều cao, thuốc hạ huyết áp là điều mà các chuyên gia y tế khuyên bạn không nên dùng cùng lúc, sẽ làm phản tác dụng của cả thuốc và thực phẩm, gây hại cho bạn.
Ngộ độc khi ăn gỏi cá
Cá tái, cá sống được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là cánh mày râu khi ngồi lai rai uống rượu.
Tuy rằng việc chế biến cá có thể làm mất đi một số vi lượng trong cá nhưng nếu ăn cá sống thì các ký sinh trùng, chất độc hại nếu cá bị nhiễm độc sẽ càng dễ gây ngộ độc.
Thậm chí có thể nhiễm các ký sinh trùng, sán lá gan, nguy hiểm hơn là ung thư gan nếu kết hợp thường xuyên với những món nhậu, rượu bia các loại gây ra những phản ứng ngầm trong cơ thể bạn.
Không ăn các bộ phận có độc
Theo thông tin, trứng cá, ruột cá, mật cá là bộ phận dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Do đó, nếu ăn ruột cá phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.
Mật cá cung cấp các men, enzyme song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong. Lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.
Một số loại cá như cá nóc chứa độc tố là Tetrodotoxin, tập trung ở trứng cá, ruột, gan, không bị hủy ở nhiệt độ sôi hay phơi khô, sấy. Độc tính của độc tố tăng mạnh vào mùa sinh sản của cá, các tháng 2 - 7 trong năm. Người ăn phải cá nóc có độc thường biểu hiện khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt... thậm chí tử vong nếu cấp cứu chậm.
Người ăn phải cá nóc có độc thường biểu hiện khó chịu, mệt mỏi,...
Cách ăn cá hợp lý
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần một người nên ăn khoảng 340g cá. Phụ nữ sắp, đang có thai hoặc cho con bú không nên ăn quá 280g cá.
Khuyến nghị dành riêng cho từng loại cá:
Cá béo: bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá sardine, cá trích, cá thu... Cá béo rất giàu omega-3 giúp phòng chống bệnh tim mạch và là nguồn dồi dào cung cấp vitamin D. Cá sardine và cá hồi đóng hộp tăng canxi và phốt pho bởi bạn có thể ăn cả xương cá.
Mỗi người nên ăn ít nhất 140g cá béo một tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g. Đàn ông và phụ nữ không mang thai có thể ăn tối đa 560g cá béo mỗi tuần.
Cá thịt trắng: là những loại như cá tuyết, cá bơn, cá chim, cá rô phi... Cá thịt trắng ít béo và cung cấp omega-3 song hàm lượng ít hơn cá béo.
Thường thì bạn có thể ăn bao nhiêu cá thịt trắng tùy thích, nhưng với cá nhám và cá cờ thì lưu ý không ăn quá 140 g. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc muốn có thai nên tránh hai loại cá này vì chúng chứa nhiều thủy ngân hơn các loại khác.
Ngoài ra tôm, cua, sò, trai, hàu... chứa nhiều selen, kẽm, i ốt và ít béo. Vì thế bạn có thể tiêu thụ các loài thủy sản này thoải mái.