3 giai đoạn quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao, thức ăn chiếm từ 50 – 60 % tổng chi phí giá thành, do đó cần quản lý lượng thức ăn phù hợp cho tôm nuôi.

Cho tôm ăn theo giai đoạn hiệu quả. Ảnh: nuoitomantoan.vn
Cho tôm ăn theo giai đoạn hiệu quả. Ảnh: nuoitomantoan.vn

Tại sao cần quản lý tốt lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng?

Cung cấp thức ăn hàng ngày đủ lượng, phù hợp từng giai đoạn ương, nuôi, đảm bảo tôm phát triển đồng đều, tăng trưởng tốt, môi trường không ô nhiễm. 

Tương ứng từng giai đoạn ương, nuôi cần chú ý: Điều chỉnh cữ ăn, lần ăn trong ngày, điều chỉnh lượng ăn, hàm lượng đạm tạo điều kiện tốt nhất để tôm phát triển. 

Trong quá trình ương nuôi, định lượng chính xác thức ăn cho tôm, theo dõi sát nhu cầu thực tế hàng ngày giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh.

Cho tôm ăn hiệu quảCho tôm ăn hiệu quả giúp tôm tăng trưởng tốt. Ảnh: photo-cms-baonghean.zadn.vn

Định lượng thức ăn giúp người nuôi biết sản lượng tôm thực tế trong ao, cỡ tôm hiện tại, mức độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, mật độ nuôi có phù hợp sinh khối hiện tại hay không. 

Chủ động điều chỉnh thức ăn tăng, giảm, cho phù hợp, chủ động kế hoạch san, chuyển, tỉa thưa, thu hoạch.

Quản lý lượng thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn

Với kỹ thuật nuôi tôm nhiều giai đoạn như hiện nay (2 – 4 giai đoạn), từng giai đoạn nuôi, điều chỉnh lần ăn, lượng ăn, hàm lượng đạm, theo phát triển của tôm. 

Giai đoạn ương tôm

Giai đoạn ương tôm trong trại vèo, bể ương trong nhà kính, hồ ương hình tròn nổi, có mái che, diện tích 300 – 500m3, mức nước sâu 0.8 – 1.0 m.

Thời gian ương kéo dài trung bình từ 18 – 20 ngày với mật độ ương: 2.000 – 4.000 con giống/m3 hoặc 6.000 – 12.000 con/m3 (2 - 4 PL/lít nước hoặc 6 – 12 PL/lít). 

Khi mới thả tôm ra hồ ương, thức ăn cho tôm giống sử dụng gồm thức dạng bột, dạng mảnh, 1 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 40 – 41%, định lần ăn trong giai đoạn này, cho tôm giống ăn 7 – 9 lần/ngày. 

- Ngày thứ 2: Sau khi về hồ ương, định lượng thức ăn cho tôm giống ăn 50 - 60g/100.000 giống/lần.

- 5 ngày sau:  Cho tôm giống ăn 300 - 400g/100.000 con/lần.

- Ngày thứ 10, cho ăn 500 - 600 g/100.000 giống/lần.

- Ngày thứ 15, cho ăn 750 - 800g/100.000 giống/lần.

- Ngày thứ 20, cho ăn 1-1,5 kg/100.000 giống/lần. Trong giai đoạn này, dùng tay cho tôm ăn. 

- Khi ương tôm được 18 – 20 ngày, chọn ngày trời nắng, tôm khoẻ không lột, môi trường ổn định, tiến hành san, chuyển tôm sang giai đoạn 2, giai đoạn nuôi tôm lứa. 

Khi thu tôm, trước khi san, chuyển, cần cân chính xác khối lượng tôm sau khi ương, trọng lượng thân tôm, xác định chính xác tỷ lệ sống, cỡ tôm. Thông thường, tôm ương sau 20 ngày, đạt size trung bình 1.500 – ≤ 1.300 con/kg.

Giai đoạn nuôi tôm lứa

Giai đoạn này, tôm nuôi trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8m, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày. Mật độ thả nuôi: 500 - 700 con/m2.

Thức ăn cho tôm lứa có các kích thước: 1.2 mm; 1.4 mm; 1.7 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 42 – 43%, trong giai đoạn này, định lượng thức ăn cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày. 

- Ngày thứ 25, cho ăn 2 - 2,5 kg/100.000 giống/lần.

- Ngày thứ 30 cho ăn 4 - 6 kg/100.000 giống/lần, lượng ăn trên cần căn cứ thêm sức khoẻ tôm, thời điểm tôm lột xác, chất lượng môi trường, diễn biến thời tiết, khí hậu, điều chỉnh theo thực tế, tăng, giảm lần ăn cho phù hợp, không cần giảm lượng ăn/lần, nếu tăng, mỗi lần tăng 300 – 500 g/ngày.

Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm

Nuôi trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8m, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày. Mật độ thả nuôi: 200 - 300 con/m2, thức ăn cho tôm lứa sử dụng gồm các size dạng 1.7 mm; 2.0 mm. 

Cho tôm ăn hiệu quảLưu ý kiểm soát hàm lượng thức ăn cho tôm. Ảnh: danviet.mediacdn.vn

Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 43 – 45%, trong giai đoạn này, cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày. 

Canh nhá, sàng ăn, siphon đáy, hố ga, cân trọng lượng thân tôm, điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn cho tôm. Trung bình, cứ 1 tấn tôm ăn 40 kg thức ăn/ngày. 

Từ giai đoạn 2, 3, tôm khoẻ, trung bình cứ 1 tấn tôm, cỡ tôm ≥ 100 – ≤ 150 con/kg, ăn 13 -14 kg/lần (ăn 6 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 100 – ≤ 80 con/kg, ăn trung bình 8-10 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 80 – ≤ 70 con/kg, ăn trung bình 7- 8 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). 

Nên cho tôm ăn đủ, tốt nhất là cho ăn hơi thiếu, không cho tôm ăn dư, tôm dễ bị bị đường ruột, gan tuỵ, ốp thân, ngơi tôm. 

Khi thấy tôm ăn mạnh hơn bình thường, ăn nhiều, ăn nhanh hơn bình thường cần giảm ngay lượng ăn, theo dõi sát bầy tôm. Đây là dấu hiệu cho thấy tôm chuẩn bị có vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật, thường là bệnh đường ruột, gan tuỵ. 

Sau 30 ngày nuôi, có thể tỉa bớt hoặc san, giản thưa mật độ nuôi xuống 100 - 150 con/m2, để nuôi tôm về size lớn, tăng giá trị hàng hoá khi xuất bán (giai đoạn 4).

Lưu ý khi cho tôm ăn

Giai đoạn ương tôm từ 18 – 20 ngày, tối đa ương không quá 25 ngày, cần chuyển tôm sang giai đoạn 2. 

Khi san, chuyển, cần nắm rõ khối lượng tôm, tỷ lệ sống, độ đồng đều để điều chỉnh lần ăn, định lượng thức ăn phù hợp. 

Khi tôm phân đàn, cần chia nhỏ nhiều cử ăn trong ngày, để tôm nhỏ ăn được thức ăn, giảm phân đàn, giúp tôm lớn đều, mau lớn. 

Thường bầy tôm khoẻ, từ giai đoạn 2 cho ăn 5 – 6 lần/ngày, nếu tôm so le, tôm phân đàn, tôm ke, tôm sồi nhiều, cho ăn 8 - 9 lần/ngày (45 – 50 phút/lần), đảm bảo tối đa giờ tôm ăn cuối cùng trong ngày là 21g. 

Khi cho tôm ăn quá khuya, khả năng tiêu hoá kém, gan tôm không có thời gian phục hồi, dễ hư gan, hư đường ruột, tôm dễ bị ngơi, lơ mồi, thiếu oxy. Cần dựa theo thực tế để điều chỉnh linh hoạt phù hợp sức khỏe tôm.

Khi bà con cho tôm ăn thiếu, tôm lột hao xác nhiều, do tôm ăn thịt lẫn nhau. Cho ăn dư, nước lềnh, keo sệt hơn, ít bọt trên mặt nước, có váng dầu trên mặt nước, NH3, NO2 cao, tôm rớt cục thịt trong nhá, sàng ăn. 

Cho tôm ăn thiếu, ao nhiều bọt, nước không lềnh, không có váng dầu. Thường xuyên kiểm tra hố siphon, xem phân tôm, thức ăn dư nếu có.

Định lượng thức ăn cần căn cứ vào sức khoẻ tôm, ngày tôm lột, thông số môi trường, diễn biến thời tiết, khí hậu. 

Chất lượng môi trường liên quan việc cho tôm ăn, lượng thức ăn cho tôm ăn trong ngày. Đáy bạt dơ do cho tôm ăn dư, tôm dễ bị đường ruột, phân trắng, cần chỉnh lại thức ăn với 80% so nhu cầu thực tế của tôm trong ao

Khi cho tôm ăn 100%, tôm ít vận động, tôm khó tiêu hoá thức ăn, dễ dư thức ăn, mau dơ môi trường, tôm dễ hư gan, hư đường ruột, dịch bệnh dễ tấn công, gây thiệt hại.

Định lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng phù hợp từng giai đoạn ương, nuôi, kích cỡ tôm, tình trạng môi trường, diễn biến thời tiết, khí hậu. Nếu bà con trú trọng khâu cho ăn và quản lý thức ăn, tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, mau về size lớn, môi trường ổn định, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. 

Đăng ngày 01/12/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 09:27 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 09:27 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 09:27 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:27 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 09:27 19/03/2024