3 nguyên tắc để không ngộ độc hải sản ngày Tết

Ngày Tết, ngoài thịt mỡ, dưa hành bánh chưng xanh, nhiều gia đình tích trữ hải sản ăn cho đỡ “ngấy”. Dưới đây là 3 nguyên tắc cần thực hiện theo để đảm bảo ăn hải sản an toàn, không phải xông đất bệnh viện ngày Tết.

hải sản
Các loại hải sản đều được khuyến khích sử dụng khi còn tươi và ăn khi nấu chín.

Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật rất giàu chất đạm (protein). Vì thế khi hải sản bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.

Đặc biệt, với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (axit amin histidin thành chất độc histamine). Do không phân huỷ khi đun nấu nên khi ăn hải sản có nhiều histamine, chất này được hấp thu nhanh vào máu và gây các biểu hiện giống dị ứng nhưng thực chất là ngộ độc như nóng bừng, đỏ da, đau đầu, khó thở...

Vì thế, hải sản cần được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi mua về; chưa quá hạn sử dụng sẽ giúp phòng được nguy cơ ngộ độc cho chất độc trong hải sản chết gây ra.

Phải nấu chín

Do là một thực phẩm giàu đạm, nên các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Mặc dù có một số cách chế biến đủ tiêu diệt các vi trùng nhưng khi chế biến thủ công, nhất thiết phải bằng đun nấu để tránh miệng nôn trôn tháo.

Lưu ý là việc ăn gỏi hải sản từ gỏi hàu, sò huyết, tôm, bạch tuộc… không phát huy hiệu quả “tốt cho quý ông” hơn cách nấu chín bởi kẽm, một chất rất tốt cho phong độ quý ông, không mất đi trong quá trình đun nóng.

Chỉ ăn hải sản không có chất độc

Đây cũng là một lưu ý bởi rất nhiều người thích khám phá các loại hải sản lạ, hoặc chưa từng ăn trước đó, hoặc là loại hải sản ít được ăn. Hãy cân nhắc trước khi ăn thử bởi bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống sẽ không thể phát hiện được chúng có chất độc không.

Ngoài ra, không nên thử các loại hải sản chắc chắn có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… bởi các loại độc tố này thường không bị phá hủy khi đun nấu hay các cách chế biến thông thường.

Biểu hiện của ngộ độc hải sản rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, ỉa chảy, sốt đến các biểu hiện thần kinh như tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hay tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hay hô hấp như khó thở, thậm chí tử vong.

Hãy vào viện ngay khi có bất cứ sự bất thường nào trầm trọng về sức khỏe sau khi ăn hải sản.

Báo Dân Trí, 10/02/2016
Đăng ngày 11/02/2016
Hồng Hải
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:17 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:17 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:17 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:17 23/11/2024
Some text some message..