30 năm phát triển, xuất khẩu 2 tỷ USD, cá tra Việt vẫn “vô danh”

Sau gần 30 năm phát triển, xuất khẩu sang 160 nước trên thế giới, là nghề “kiếm cơm” của hàng nghìn hộ nông dân và hàng trăm doanh nghiệp… thế nhưng đến nay, cá tra Việt Nam vẫn liên tục rơi vào các vòng xoáy khủng hoảng, bị chỉ trích, bị cạnh tranh… trên thị trường quốc tế. Sản phẩm cá tra Việt Nam cũng không có nổi một thương hiệu, “tên tuổi” đàng hoàng. Vì đâu nên nỗi?

30 năm phát triển, xuất khẩu 2 tỷ USD, cá tra Việt vẫn “vô danh”
30 năm phát triển, xuất khẩu 2 tỷ USD, cá tra Việt vẫn “vô danh”

Dù được xem là sản phẩm nông sản xuất khẩu chính, mang về kim ngạch lên tới 6 -7 tỷ USD mỗi năm, thế nhưng đến nay mặt hàng cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn chưa có được thương hiệu nào đáng giá, những hệ lụy kéo theo từ việc “không tên” này cũng không hề nhỏ.

Không tên tuổi

Tại Hội chợ quốc tế Thủy sản Vietfish vừa diễn ra, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm – Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Vĩnh Hoàn công bố kết quả một cuộc điều tra nhỏ (mini survey) mà doanh nghiệp này vừa thực hiện khiến nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng. Bảng điều tra với 32 câu hỏi và nhận về 75 phản hồi từ 20 quốc gia nhập khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam.

Theo kết quả cuộc khảo sát này, cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế là một sản phẩm không có tên gọi, hầu hết người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm đều không biết đây là con cá gì, tên gọi ra sao... Trong khi đó, từ siêu thị, nhà hàng đến cửa hàng bán lẻ, cá tra có nhiều tên gọi khác nhau, như Striped Pangasius, Striped Catfish, Swai, Bocourti, Sutchi… Nhưng đôi lúc, nhãn hiệu trên bao bì sản phẩm chỉ ghi là “cá thịt trắng”.

Việc cá tra gần như không có tên gọi trên thị trường quốc tế, theo lý giải của bà Vi Tâm, là do doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Việc không có tên kéo theo đó là không có đối tượng marketing cụ thể, không có chiến lược phát triển sản phẩm đến người tiêu dùng. Thậm chí, việc có nhiều tên gọi khác nhau sẽ gây nghi ngại cho người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm.

Trong khi đó, TS Nguyễn Tiến Thông (Trường Đại học Nam Đan Mạch), nhận định cá tra Việt Nam xuất khẩu chủ yếu vẫn là phile, cắt khúc, rồi đông lạnh. Hơn nữa, sau khi cá tra ra khỏi biên giới Việt Nam thì nhà xuất khẩu gần như không biết sản phẩm đi đâu về đâu, không kiểm soát được phần còn lại của chuỗi cung cầu cá tra...

Kết quả là, trong chuỗi giá trị cá tra, nhà phân phối gần như nắm quyền kiểm soát. Nhà sản xuất Việt Nam chỉ nhận được 1/3 giá trị thực của cá tra, phần còn lại thuộc về các nhà chế biến, phân phối nước ngoài. Nghĩa là người sản xuất, gồm người nuôi và người chế biến trong nước chỉ nhận được 1/3 trong số doanh thu nhận về cho 1kg cá tra, trong đó người nuôi nhận được 8% và người chế biến nhận được 23%.

“Cá tra Việt Nam có năng suất cao, mật độ nuôi cũng cao nhất trong các loài thủy sản nuôi. Tuy nhiên, chính vì điều này mà cá tra bị người tiêu dùng nghi ngờ về tính bền vững và độ an toàn. Nhà sản xuất Việt Nam chưa tận dụng được các lợi thế của cá tra, thậm chí, còn để những điểm mạnh này bị biến thành điểm yếu” - TS Thông đánh giá.

Con cá của… người nghèo!

Cũng theo khảo sát của Công ty Vĩnh Hoàn, qua nhiều năm phát triển, thay vì tăng giá bán, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm theo thời gian, cá tra bán giá ngày càng rẻ. Có thời điểm phile cá tra Việt Nam bán được giá đến 3 USD/kg, là mức giá rất tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hay như hiện nay, giá tại thị trường Mỹ đã là xấp xỉ 4 USD/kg. Thế nhưng, cũng có một thời gian dài, giá cá tra Việt Nam đã giảm rất sâu, chỉ hơn 1 USD/kg.

Nguyên nhân là khi mới bắt đầu phát triển, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia nuôi, xuất khẩu cá tra. Vì áp lực cạnh tranh, các nhà sản xuất thay vì cùng hơp tác để tạo ra các giá trị khác nhau thì lại cạnh tranh giảm giá, cạnh tranh giành thị trường. Điều này có thể thấy rõ qua các kỳ Vietfish diễn ra chính trong nước, khi các doanh nghiệp chào giá phile cá tra ngày càng giảm, có doanh nghiệp còn “hô” giá chỉ chưa tới 2 USD/kg, trong khi giá nguyên liệu đã là 25.000 – 26.000 đồng/kg cá tra nguyên con.

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, đánh giá những năm qua cá tra tăng trưởng nhiều về lượng xuất khẩu nhưng ngược lại là uy tín, chất lượng sản phẩm cá tra Việt Nam ngày càng đi xuống trên thị trường thế giới.

Tại các thị trường lớn hiện nay như Mỹ, Nhật, châu Âu… cá tra Việt Nam là sản phẩm dành cho phân khúc thị trường người lao động có thu nhập thấp, công nhân, người nghèo, người nhập cư… Điều này đã khiến cái nhìn của người tiêu dùng trên thị trường thế giới về cá tra không được tốt.

Còn bà Tô Tường Lan – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng thừa nhận, cho đến nay mặc dù được xuất khẩu đến 160 quốc gia nhưng đối với người tiêu dùng thì cá tra chỉ đơn giản chỉ được biết là loại cá thịt trắng nuôi trên sông Mekong.

Bản thân các doanh nghiệp khi định vị sản phẩm cũng chỉ coi cá tra là cá rẻ tiền. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các nhà cung cấp trong thời gian qua đã tiếp tục đẩy giá cá tra xuống thấp, kéo theo đó là việc chất lượng giảm sút nghiêm trọng. Hậu quả là người tiêu dùng dần quay lưng với cá tra và chọn các loại cá khác chất lượng cao hơn như cá minh thái Alaska, cá rô phi… 

Theo một điều tra của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO), cá tra Việt Nam phải “cõng” đến 40 chứng nhận khác nhau để có thể bán vào một số thị trường khó tính. Thế nhưng, số lượng chứng nhận này cũng không “xi nhê” gì khi mà nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối, sản phẩm mạ tăng, quay tăng trọng quá lớn, xuất khẩu phile cá tra mà người tiêu dùng mua về cứ ngỡ mình vừa mua… “cục nước đá”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 19/09/2017
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 07:34 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 07:34 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 07:34 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 07:34 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 07:34 09/01/2025
Some text some message..