33 tỷ con tôm giống bị đổ bỏ

6 tháng đầu năm, trong khi số lượng tôm giống sản xuất ra đạt hơn 62 tỷ con thì lượng thả nuôi chỉ 29 tỷ con.

kiểm tra tôm
33 tỷ con tôm giống bị đổ bỏ do dư thừa. Ảnh: QN

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến giữa tháng 7, cả nước thả nuôi khoảng 616.500 ha tôm nước lợ các loại, đạt 90% kế hoạch cả năm và chỉ bằng 96,5% so với cùng kỳ 2014. Sản lượng tôm thu hoạch đạt 230.900 tấn, đạt 32,5% kế hoạch năm.

Mặt dù diện tích thả nuôi giảm, thế nhưng, số lượng cơ sở sản xuất tôm giống nước lợ vẫn ở mức cao. Tính đến cuối tháng 7, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó, 1.700 cơ sở sản xuất tôm sú và 550 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng, chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống các loại.

Báo động hơn cả là con giống sản xuất ra nhiều nhưng nhu cầu thả nuôi giảm mạnh đã gây ra tình trạng dư thừa lớn thời gian qua. Theo đó, 6 tháng đầu năm, trong khi số lượng tôm giống (tôm bột, Postlarvae) sản xuất ra đạt hơn 62 tỷ con thì lượng thả nuôi chỉ đạt 29 tỷ con. Tính toán của Tổng cục Thủy sản cho thấy, đã có khoảng 33 tỷ tôm bột sản xuất ra không bán được, phải xả bỏ.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, tình trạng dư thừa trong thời gian qua đã khiến nhiều cơ sở sản xuất tôm giống lâm vào tình trạng thua lỗ, nhất là các cơ sở kinh doanh con ấu trùng tôm (Nauplius) giai đoạn vừa nở ra từ trứng.

Đồng quan điểm với ông Điền, ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) thừa nhận chưa năm nào việc nuôi tôm rơi vào tình trạng bi đát như năm nay. Ông cũng cho biết, 6 tháng đầu năm, các thành viên trong hiệp hội này chỉ thả nuôi được 20% trong tổng diện tích 2.700ha mặt nước và chỉ 50% diện tích thả nuôi thành công.

Hiện giá tôm nguyên liệu đã giảm 25.000 - 30.000 đồng một kg. Cụ thể, tôm thẻ loại 100 con một kg nếu trước đây có giá từ 100.000 đồng thì nay nông dân chỉ bán được 70.000 - 75.000 đồng.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho biết, nửa đầu năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 3 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, tôm là mặt hàng suy giảm mạnh nhất tới 30%. Dự báo, tình hình 6 tháng cuối năm cũng không mấy sáng sủa khi các nhà nhập khẩu ở các thị trường chính như Mỹ, châu Âu và Nhật bản đều có xu hướng giảm sâu. Giá tôm nguyên liệu trong nước cũng khó có thể tăng trong thời gian tới.

Vnexpress, 27/07/2015
Đăng ngày 28/07/2015
Hồng Châu
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:46 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:46 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:46 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:46 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:46 17/12/2024
Some text some message..