4 cách nuôi ghép cá rô phi và tôm thẻ chân trắng

Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, bà con có thể nuôi ghép cá rô phi với tôm theo 4 cách sau:

4 cách nuôi ghép cá rô phi và tôm thẻ chân trắng
Cá rô phi giống. Ảnh: Internet
1. Thả trực tiếp cá rô phi vào ao nuôi tôm(mật độ nuôi tôm 30 – 40 con)

Kết hợp tôm và cá rô phi trong cùng một ao: Sau 30 ngày thả tôm thì thả cá rô phi để tránh hao hụt cho tôm con. Với 100.000 tôm thả 100 con cá rô phi loại 50 gram/con. 

Sử dụng cá đực để nuôi ghép, hạn chế việc sinh sản của cá. Nếu có quá nhiều cá trong ao, chúng có thể phát triển quá nhanh và cạnh tranh với môi trường sống của tôm. Sau 3 tháng nuôi, tôm và cá có thể được thu hoạch. Nếu nông dân muốn cá lớn hơn, di chuyển cá rô phi sang ao khác và tiếp tục nuôi.

2. Nuôi cá rô phi trong ao lắng, tận dụng nước từ ao nuôi tôm.

Nuôi cá rô phi trong ao lắng, ao chứa nước cấp cho ao nuôi tôm: mật độ cá rô phi 4- 5 con/m2; không cho cá ăn trong suốt quá trình nuôi.

Nuôi cá rô phi trong ao riêng (ao lắng) nhằm tận dụng nước từ ao tôm. Mô hình này ngày càng áp dụng phổ biến trong hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước vì vừa tận dụng nước nuôi tôm để nuôi cá rô phi vừa giúp cải thiện nước nuôi tôm cho hệ thống tuần hoàn. Hình thức này có thể áp dụng cho hộ nuôi tôm mật độ cao và có ao lắng. Thời gian nuôi cá rô phi từ 2 - 3 tháng để tạo nước xanh, tuy nhiên cần chú ý lấy nước qua túi lọc thật kỹ khi cấp vào ao tôm, đồng thời hạn chế sử dụng các hóa chất diệt khuẩn có khả năng diệt tảo lục.

3. Nuôi luân canh 2 vụ tôm, 1 vụ cá rô phi trong 1 ao

Nuôi tôm luân canh với cá rô phi nhằm cải thiện đáy ao, giảm chất thải, khí độc, và giảm sử dụng thuốc, hoá chất hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi vụ sau. 

Bà con có thể tranh thủ thời gian nghỉ nuôi giữa các vụ tôm để thả cá rô phi, nhất là vào mùa đông không thể thả tôm do nhiệt độ thấp tôm chậm phát triển. Sau khi thu hoạch tôm, bà con có thể tận dụng nguồn nước nuôi tôm để thả cá vào nuôi. Trong quá trình nuôi cá cần kiểm tra sự phát triển của cá nuôi để bổ sung thêm thức ăn. Sau vụ nuôi cá phải thu hoạch hoàn toàn và cải tạo ao để chuẩn bị cho vụ tôm tiếp theo.

4. Dùng lồng lưới nuôi cá rô phi và đặt trong ao tôm

Khi nuôi chung cá rô phi với tôm trong một ao nhiều bà con lo ngại cá sinh sản nhanh làm ảnh hưởng đến vật nuôi chính, còn nuôi riêng ngoài ao khác để lấy nước cấp cho ao tôm thì ở các nông hộ không bố trí được ao lắng sẽ không thực hiện được. Do đó mô hình được nhiều bà con lựa chọn hiện nay là nuôi cá rô phi trong vèo lưới và đặt trong ao tôm. Chi phí để làm vèo lưới không cao, lại dễ quản lý lượng thức ăn cho tôm, cá rô phi và không làm mất tác dụng lọc nước của cá. 

Nuôi cá rô phi trong lồng lưới trong ao tôm là phương pháp thích hợp nhất; rất dễ thu hoạch.

Nuôi cá rô phi trong lồng lưới đặt trong ao tôm: mật độ cá rô phi 10con/m2 lồng, diện tích lồng khoảng 2% diện tích ao và nên thường xuyên vệ sinh lưới để nước được trao đổi giữa ao nuôi và bên trong lồng

Khi áp dụng nuôi cá trong vèo lưới, các nhà chuyên môn lưu ý bà con một số điểm như sau:

- Đối với ao nuôi tôm thâm canh, khi chuẩn bị ao nên thiết kế vèo lưới ở vùng trũng giữa ao (vùng gom tụ chất thải), chiếm 7 – 10% diện tích ao, mắt lưới thưa (cỡ 0,5 – 1cm) để chất thải lọt qua lưới làm thức ăn cho cá.

- Nhằm tránh cá sinh sản, cần chọn cá rô phi đơn tính, cỡ lớn (15 – 20 con/kg), cỡ cá giống phải lớn hơn mắt lưới. Mật độ thả từ 10 con/m2 lồng.

- Ao nuôi tôm mật độ cao thì cá rô phi thả trong vèo lưới thường không cho ăn để cá ăn chất thải của tôm được quạt khí quay tụ vào vèo. Định kỳ 15 ngày làm thoáng vèo 1 lần để chất thải dễ lọt qua.

- Tôm thường ăn mồi mạnh vào chập tối và rạng sáng, cá ăn mồi mạnh vào ban ngày. Do vậy nên cho tôm ăn vào thời điểm trước khi trời sáng và sau khi tối, tránh cá tranh mồi của tôm, thức ăn thừa và chất thải của tôm sẽ được cá rô phi sử dụng.

- Cá rô phi sẽ hạn chế lượng đạm và lân trong nước, nhưng sẽ thải ra lượng NH3 không nhỏ, nếu vượt quá 0,1mg/l sẽ gây ngộ độc cho tôm (ức chế sinh trưởng, giảm khả năng kháng bệnh, gia tăng mẫn cảm với điều kiện môi trường). Do vậy có thể thay nước định kỳ 1 tháng/lần, mỗi lần thay 15 – 20% lượng nước trong ao, bón chế phẩm sinh học định kỳ 10 – 15 ngày/lần hoặc bổ sung yucca giúp hấp thụ NH3.

- Duy trì máy sục khí, máy quạt nước để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan, phòng ngừa tôm nổi đầu và quy tụ chất thải vào giữa ao.

Đăng ngày 12/12/2018
NIMDA ( Tổng Hợp)
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

Người nuôi tôm Nghệ An sử dụng máy phát điện "khủng" đối phó với mất điện

Vào mùa Hè nắng nóng đòi hỏi hệ thống quạt nước hoạt động liên tục để cung cấp đủ ô xy trong ao tôm, do đó việc mất điện lưới liên tục khiến người nuôi tôm thấp thỏm lo âu. Chủ động phương án cứu tôm mỗi khi mất điện, có những chủ đầm đã phải sử dụng máy phát điện "khủng".

Máy phát điện
• 20:48 10/06/2023

Nhiều loại cá nuôi bán được giá

Nhiều loại cá nuôi như cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát, cá bống kèo… đang bán mức giá khá cao, người nuôi khá phấn khởi.

Bán cá
• 20:48 10/06/2023

Danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới

Trai qua những biến động và dịch bệnh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ hạng xuất khẩu tôm ở các nước cũng vì thế mà có sự thay đổi vị trí. Dưới đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới (Tính đến 2021).

Tôm thẻ
• 20:48 10/06/2023

Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm

Trong bối cảnh ngành tôm đang khó trong lẫn ngoài, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã chủ động ngồi lại để tìm cách nâng cao tỷ lệ nuôi tôm thành công.

Ao tôm
• 20:48 10/06/2023

Bình Định: Chú trọng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những giải pháp được UBND tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo đó đến nay tỉnh đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực

San hô
• 20:48 10/06/2023