4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
Hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy

Bệnh tiểu đường

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng, chế độ ăn điều trị bệnh tiểu đường chỉ đơn giản là kiểm soát lương thực chính có hàm lượng carbohydrate cao, nhưng không hạn chế cá, tôm, các sản phẩm từ đậu nành, thịt gia súc, gia cầm có hàm lượng protein cao, vì nghĩ rằng những thực phẩm này ít ảnh hưởng đến đường huyết.

Tuy nhiên, cách làm này cực kỳ bất lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do 3 chất dinh dưỡng là đạm, béo và cacbonhydrat sẽ chuyển hóa thành lẫn nhau trong cơ thể.

Ăn nhiều cá, tôm, thịt nạc, các sản phẩm từ đậu nành và các thực phẩm khác có các axit amin cũng sẽ được chuyển hóa thành glucose, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh gút

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gút, và việc ăn quá nhiều thịt, hải sản chứa nhiều purin trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Purine chủ yếu được tạo ra do quá trình dị hóa axit nucleic trong nhân của tế bào thực phẩm. Chất chuyển hóa của purin trong cơ thể người là axit uric, việc hấp thụ quá nhiều purin hoặc giảm bài tiết purin là nguyên nhân trực tiếp làm tăng axit uric trong cơ thể. Tăng acid uric máu trong thời gian dài dễ gây hình thành sỏi gút.

Vì vậy, bệnh nhân tăng acid uric máu có thể tăng uống sữa và trứng một cách hợp lý, nhưng phải hạn chế ăn cá, tôm, sò và các loại hải sản khác.

Xơ gan

Trong giai đoạn bệnh xơ gan khởi phát, chức năng đông máu của người bệnh sẽ bị suy giảm, biểu hiện là thời gian đông máu kéo dài và xu hướng chảy máu.

Vì vậy, về chế độ ăn uống, cần giảm ăn những thức ăn có tác dụng chống đông máu như nấm, tôm, cá... Vì các loại hải sản có chứa axit béo không no chuỗi dài EPA, có thể chuyển hóa thành prostacyclin PG3 có tác dụng chống đông máu trong cơ thể.

Suy thận

Suy thận sẽ dẫn đến giảm khả năng lọc của cầu thận, các chất thải chuyển hóa có chứa nitơ sẽ tích tụ trong cơ thể, từ đó càng làm nặng thêm tình trạng tổn thương chức năng thận.

Vì vậy, bệnh nhân suy thận phải tuân thủ nguyên tắc chế độ ăn ít đạm trong bữa ăn hàng ngày để giảm lượng đạm, giảm gánh nặng cho thận.

Người bệnh suy thận thường cần tính toán chặt chẽ hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn, và kiểm soát chặt chẽ lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày, khoảng 30 gam đến 45 gam trong cả ngày. Trứng, sản phẩm từ đậu nành, thịt gia súc, gia cầm, cá, tôm, động vật có vỏ và các thực phẩm khác có hàm lượng protein cao phải được kiểm soát chặt chẽ.

Báo Lao Động
Đăng ngày 02/06/2023
HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)
Sức khỏe

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:12 29/11/2024

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 18:15 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 18:15 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 18:15 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 18:15 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 18:15 27/12/2024
Some text some message..