5 yếu tố quyết định tỷ lệ sống trong ương cá tra giống

Các vấn đề trong kỹ thuật ương cá tra giống và 5 yếu tố cần kiểm soát chặt chẽ để tăng tỷ lệ sống trong ương cá tra giống.

cá tra giống
Nguyên nhân nào trực tiếp tác động đến tỷ lệ sống sau cùng của quá trình ương. Ảnh: fishmarketbd

Vấn đề quan trọng của nghề ương cá tra

Giá cá tra thương phẩm hiện tại khá tốt với cá cỡ 800g đến 1,2kg, giá bán tại ao dao động tương đương giá cá giống, chính điều này kích thích thị trường ương cá tra giống khởi sắc.

Ở thời điểm chúng tôi viết bài, giá cá tra giống tại thị trường nuôi tập trung như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang…dao động từ 27.000 - 28.000 đ, mẫu 30 con/kg, giá thay đổi đôi chút tuỳ thuộc vào vận chuyển cá giống đi xa hay gần. Với giá này, người ương cá tra giống có lãi.

Cá tra bột sau thời gian hết noãn hoàng sẽ được chuyển ra ao ương. Sau thời gian ương 40 đến 70 ngày, tuỳ nhu cầu thị trường cần cá giống nhỏ hay lớn, cá giống được xuất bán, chuyển đi nuôi cá thịt. Trong thời gian ương cá, từ giai đoạn cá bột, đến giai đoạn cá hương, cá giống, lần lượt cá tra giống sử dụng thức ăn tự nhiên, thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp, được bổ sung theo giai đoạn phát triển của cá.

thả cá tra giống
Thả cá tra ở một hộ nuôi.

Trong bài viết này, chúng tôi đề cập vấn đề hao hụt sau quá trình ương, tỷ lệ sống cá tra, từ giai đoạn cá bột đến cá giống quá thấp. Hiện tại có thể thấy, sau thời gian bà con ương cá như trên, kèm theo chi phí cá bột, điện nước, công cán, thức ăn, thuốc, hoá chất cải tạo ao hồ, kế hoạch sản xuất không hoàn thành…Tỷ lệ sống của cá giống còn rất thấp, chưa tương xứng với những đầu tư đã liệt kê. Mô hình ương nhỏ lẻ, tỷ lệ sống từ cá bột đến cá giống chỉ khoảng ≤ 10 %. Các farm lớn, có kỹ thuật chuyên ngành đứng ao, tỷ lệ sống cá giống được cải thiện, nhưng không quá 20%.

Câu hỏi đặt ra, trong quá trình ương cá tra giống, những nguyên nhân nào trực tiếp tác động đến tỷ lệ sống sau cùng của quá trình ương. Khi đã xác định được nguyên nhân, có thể cải thiện, điều chỉnh gì, để góp phần nâng cao tỷ lệ sống cá giống sau thời ương như đã đề cập ?

Nâng cao tỷ lệ sống trong ương cá tra

Có nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ sống trong ương cá tra, tuy nhiên người nuôi cần chú trọng kiểm soát 5 yếu tố dưới đây.

5 yếu tố quyết định tỷ lệ sống trong ương cá tra

1. Yếu tố di truyền

2. Sự đồng bộ các mẻ trứng

3. Chuẩn bị ao, hồ ương

4. Dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn ương

5. Lọc cá để san thưa

Yếu tố di truyền

Trước tiên, không thể không đề cập đến yếu tố di truyền trong sản xuất giống cá tra hiện nay. Việc lai gần, lai cận huyết, ít hoặc không thay đổi bầy cá bố mẹ, sử dụng bầy cá bố mẹ sinh sản nhiều lần.

Bên cạnh đó, sử dụng thức ăn, thuốc hỗ trợ, trong quá trình nuôi vỗ. Chế độ nuôi vỗ, điều kiện môi trường nuôi vỗ, chất lượng cá bố mẹ sau khi nuôi vỗ…ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sinh sản và ương nuôi cá con. Sử dụng thuốc kích dục tố, gây chín và rụng trứng, trong quá trình kích thích cá sinh sản, để lại những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cá giống.


cá tra bố mẹ
Di truyền là yếu tố tiên quyết.. Ảnh: FishFarm Channel.

Tất cả những nguyên nhân trên, tác động đến chất lượng cá bố mẹ sau nuôi vỗ, chất lượng trứng khi cá sinh sản, chất lượng cá bột, tỷ lệ sống cá giống khi ương. Tác động làm sức khoẻ cá bột giảm, khả năng thích ứng môi trường trong quá trình ương kém, tỷ lệ sống cá giống thấp sau quá trình ương.

Sự đồng bộ các mẻ trứng

Tiếp theo, chúng tôi đề cập đến sự đồng bộ các mẻ trứng đưa vào ấp. Bà con dù đã rất có gắng tính toán trọng lượng cá bố mẹ, thời gian chích thuốc kích dục tố, liều lượng kích dục tố…Nhưng một vấn đề hiển nhiên là giữa các cá mẹ không đồng nhất về chất lượng và giai đoạn trứng. Mặt khác, trong buồng trứng, chắc chắn sẽ có nhiều giai đoạn trứng phát triển. Ngay cả trong cùng giai đoạn IV, trong buồng trứng, có nhiều loại tế bào, ở mức độ thành thục khác nhau. Chính vì điều này, dưới tác động của kích dục tố, quá trình phát triển phôi của từng mẻ trứng, giữa các cá thể cá cái, sẽ có sự chênh lệch về giai đoạn và thời gian phát triển phôi, hoặc ngầm hiểu là quá trình phân cắt, phát triển phôi không đồng nhất. Sự chênh lệch này, cùng tác động của nhiệt độ môi trường khác nhau, nên thời gian trứng nở sẽ kéo dài từ 18 -30 giờ hoặc hơn, tính từ khi đưa trứng vào bình Weys ấp. Thông thường, thời gian đưa cá bột ra ao ương, được nhiều nhà chuyên môn khuyến cáo là 20 giờ, sau khi trứng nở ra cá bột toàn bộ.


Giữa các cá mẹ không đồng nhất về chất lượng và giai đoạn trứng. Ảnh: FishFarm Channel.

Tuy nhiên, như đã đề cập trên, cùng sự tác động nhiệt độ khác nhau, sức khoẻ từng bầy cá…tác động đến thời gian tiêu biến noãn hoàng khác nhau. Do vậy, trên thực tế chúng tôi sản xuất, thời gian hợp lý nhất cho cá ra ao ương sẽ sớm hơn 20 giờ. Cho cá ra ao ương sớm, cá bột còn noãn hoàng, cá rất yếu, sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Ngược lại, cho cá bột ra ao ương trễ, khi khối noãn hoàng đã tiêu biến hết từ lâu, cá bột đói, sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hiện tượng con lớn ăn con nhỏ xảy ra ngay trong bao oxy vận chuyển, gây hao hụt lớn, kéo dài đến khi kết thúc giai đoạn ương. Tốt nhất, bà con nên tính toán cả quá trình vận chuyển, sao cho noãn hoàng vẫn còn, đến nơi ương cá, khối noãn hoàng vừa hết, thả cá xuống ao có sẵn thức ăn tự nhiên. Mặt khác, hạn chế tối đa sự chênh đã đề cập trên, sẽ cải thiện tỷ lệ sống cá bột ương lên cá giống.

Chuẩn bị ao, hồ ương

Công tác chuẩn bị ao, hồ ương có tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, điều kiện môi trường phù hợp để phát triển, tỷ lệ sống cá giống sau quá trình ương. Chất lượng môi trường thông qua các thông số như pH, oxy hoà tan, chất hữu cơ ít hay nhiều, khí độc và hàm lượng khí độc... Công tác diệt tạp có triệt để, việc ngăn chặn các rò rỉ có được thực hiện, nguồn nước, chất lượng nước và mức nước có được kiểm tra, kiểm soát…sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cá bột, cá giống trong quá trình ương. Diệt tạp không kỹ, trong ao hiện diện địch hại như cá dữ, lấy nước vào ao ương sớm, tạo điều kiện cho ấu trùng chuồn chuồn, ếch nhái…phát triển, sẽ trực tiếp tiêu diệt cá bột số lượng lớn, trong thời gian ngắn.

cải tạo ao nuôi cá
Nếu diệt thiên địch không kỹ sẽ mất bột số lượng lớn, trong thời gian ngắn.

Dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn ương 

Chuẩn bị và gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương đúng kỹ thuật, đúng loại thức ăn cá bột cần, đủ số lượng, sẵn sàng cho cá bột ra ao là việc làm quan trọng nhất trong khâu này. Thức ăn tự nhiên đủ thành phần như Phytoplankton, Zooplankton, Rotifer, Dapnhia… đủ số lượng, quyết định tỷ lệ sống cá bột những ngày đầu khi mới xuống ao ương.

Nguyên liệu để gây nuôi thức ăn tự nhiên bao gồm phân hữu cơ (phân heo, gà, để hoai, khô), lượng dùng 10 – 15 kg/100 m2 ao ương. Bột cá cao cấp ≥ 40 đạm (lượng dùng 3 – 4 kg) + bột đậu nành (lượng dùng 3 – 4 kg) + sữa bột 3 kg + 10 lòng đỏ trứng vịt luộc, tán mịn, cho 100 m2 ao ương, mức nước sâu 0,5 m.

Trong thực tế sản xuất, khi ương cá tra giống, giai đoạn gây thức ăn tự nhiên, chúng tôi thường bổ sung thêm huyết heo tươi hoặc huyết bò tươi, thậm chí chỉ sử dụng huyết, không cần những nguyên liệu đã kể trên, tỷ lệ sống sau ương đạt rất cao. Sử dụng huyết cải thiện đáng kể tỷ lệ sống cá bột ương đến cá giống, điều này được lý giải do đạm cao từ nguồn huyết kể trên, gây thức ăn tự nhiên đầy đủ, phong phú, kích thích Phytoplankton, Zooplankton, Rotifer, Dapnhia... phát triển nhanh, nhiều. Thường 3 – 4 ngày sau khi gây nuôi thức ăn tự nhiên, tiến hành thả cá bột ra ao ương. 

bột cá
Bột cá cao cấp có thể dùng để gây nuôi thức ăn tự nhiên .

Mật độ ương cá bột nên giới hạn 800 – 1.000 con/m2. Thức ăn hàng ngày cho 1 triệu bột bao gồm bột đậu nành 500 g, sữa bột 500 g. Cho cá ăn 5 lần/ngày, phân chia các giờ trong ngày hợp lý, bắt đầu cho ăn lúc 7g sáng, các lần tiếp theo, mỗi lần cách nhau 3 – 4 giờ, lần cho ăn cuối, kết thúc cữ cho ăn cuối trong ngày trước 20 giờ. Hoà tan hỗn hợp trên với nước, rồi tạt đều khắp quanh ao, tạt cách bờ 2 – 3 m. Không tạt giữa ao, vì cá con không tập trung khu vực này. Đây là yếu tố quan trọng trong ương cá tra, bà con cần lưu ý trong quá trình cho cá ăn. Do tập tính cá tra con, giai đoạn này trong tự nhiên thường ăn cách bờ vài mét, nên trong quá trình ương, bà con nên tuân thủ tập tính này của cá, để cho cá ăn hiệu quả, tránh lãng phí thức ăn, tránh dơ ao do dư thừa thức ăn, tránh cá đói cục bộ sẽ ăn thịt lẫn nhau. Bà con chủ động bổ sung thêm thức ăn tươi sống, bao gồm cá bột các loài cá như Mè, Mè vinh, He, Rô đồng… thức ăn tươi sống góp phần nâng cao tỷ lệ sống cá ương. 

cá tra giống
Chú ý thay đổi thức ăn theo mỗi giai đoạn phát triển. Ảnh: fishmarketbd

Sau khoảng 10 ngày ương bằng thức ăn đề cập trên, có thể thay thế bằng thức ăn công nghiệp. Đối với thức ăn công nghiệp, trong khoảng thời gian sử dụng khoảng 6 tuần từ khi cho cá hương cá tra ăn thức ăn công nghiệp, bà con cần lưu ý phân bổ hàm lượng đạm hợp lý. Thức ăn công nghiệp dạng bột đầu tiên cho cá con sử dụng, có hàm lượng đạm ≥ 42 %. Liều lượng ăn cho 1 triệu cá bột trung bình từ 0,5 – 0,7 kg/lần ăn, ngày cho cá ăn 5 lần. Mỗi ngày tăng lượng thức ăn thêm 20 - 30%, tuỳ thuộc mức độ ăn thực tế của cá, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Từ ngày 15 – 20, dùng thức ăn dạng mảnh, có hàm lượng đạm ≥ 40 %. Liều lượng ăn cho cá bột cần định lượng theo thực tế sử dụng, căn cứ trọng lượng cá, ngày ương nuôi, tỷ lệ sống, hướng dẫn sử dụng trên bao bì thức ăn…ngày cho cá ăn 5 lần. Giai đoạn này cần tập cho cá con ăn gom cầu, bằng cách tạo phản xạ có điều kiện. Trước khi cho cá ăn, dùng cây gõ vào cầu cho cá ăn, tạo phản xạ tiếng động trước cho ăn.

Từ ngày ương thứ 21 trở đi, bà con sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, có hàm lượng đạm 35 - 38% và có kích ≥ 1 mm trở lên, số lần cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày. Hàm lượng đạm 35 - 38% duy trì suốt thời gian ương cá giống. Ngoài thức ăn công nghiệp, trong quá trình ương cá, bà con cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh. Sử dụng lạm dụng thuốc kháng sinh trong giai đoạn này sẽ làm cá tăng trưởng chậm, hư gan, gây còi cọc. Dinh dưỡng bổ sung như Premix, khoáng chất, men tiêu hoá…được khuyến cáo sử dụng, để tăng sức đề kháng cho cá, định kỳ dùng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường.

Lọc cá để san thưa

Sau 4 tuần ương, bà con bắt đầu lọc cá để san thưa, giữ mật độ giới hạn 200 - 250 con/m2. Lọc cá và định lượng lại thức ăn cho hợp lý, là công đoạn quan trọng. Đây là một trong những nguyên nhân, gây hao hụt rất lớn trong quá trình ương cá tra giống. Nếu không tiến hành lọc cá hoặc lọc trễ, cá lớn sẽ ăn cá bé, gây hao hụt rất lớn trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của quá trình ương cá. Theo kinh nghiệm trong sản xuất thực tế, chúng tôi nhận thấy, việc lọc đàn tiến hành nhiều lần trong thời gian ương, sẽ cải thiện đáng kể, tỷ lệ sống cá bột ương lên cá giống.

cá tra giống
Sau 4 tuần ương, bà con bắt đầu lọc cá để san thưa. Ảnh: Mirko_Rosenau

Thời gian ương cá tra giống từ cá bột tuỳ thuộc nhu cầu thị trường cần cá giống nhỏ hay lớn, thời gian ương kéo dài 40 đến 70 ngày. Để góp phần cải thiện tỷ lệ sống cá tra con từ giai đoạn cá bột đến cá giống từng công đoạn trong quá trình ương bà con cần thực hiện đầy đủ, triệt để. Cần lưu ý việc gây nuôi thức ăn tự nhiên, mật độ ương hợp lý, sử dụng thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm theo phát triển của cá, lọc đàn, cách cho cá ăn từng giai đoạn. Nói không, hoặc hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh trong giai đoạn này. Sử dụng thường xuyên chế phẩm sinh học, cải thiện nền đáy ao, chất lượng nước, tạo môi trường ổn định, sạch, để cá con phát triển.

Đăng ngày 10/08/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 04:30 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 04:30 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 04:30 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 04:30 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 04:30 19/04/2024