1. Diphyllobothrium
Diphyllobothrium là một loại sán dây, rất phổ biến ở nhiều loài cá. Hầu hết cá bị nhiễm bệnh hình thành các u nang (giai đoạn Plerocercoid) ở vào bên ngoài ruột và các cơ quan khác trong nội tạng.
Cá bị bệnh rất khó điều trị do các u nang có cấu tạo vách rất dày nên các loại thuốc không thể phát huy tác dụng. Bệnh gây thiệt hại lớn cho hoạt động nuôi cá ở vùng Bắc Mỹ.
2. Henneguya salminicola
Rất phổ biến ở cá hồi, cá nhiễm bệnh có nhiều nan trắng (khoảng 1cm) trong cơ xương. Khi bị vỡ, các nang đọng nước trắng có chứa nhiều bào tử Myxozoan cực nhỏ (~ 10μm).
Mỗi bào tử có hai viên nang và hai đuôi di động. Hiện nay chưa có nghiên cứu về vòng đời, nhưng cá rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn cơ hội tấn công khi mắc phải Henneguya salminicola . Bào tử làm giảm giá trị thương phẩm ở cơ thịt cá một cách nghiêm trọng.
3. Myxobolus cerebralis
Myxobolus cerebralis là một trong những Myxozoan gây bệnh nổi tiếng nhất và là tác nhân gây bệnh xoắn ở cá hồi. Ký sinh trùng có nguồn gốc châu Âu, nhưng đã được lan truyền trên toàn thế giới cho ít nhất 26 quốc gia bởi các hoạt động của con người. Các ký sinh trùng xâm nhập và lan truyền dọc theo dây thần kinh của cá cho đến khi đến được sụn (thường là ở đầu và cột sống của cá non). Ở đây, chúng phát triển thành giai đoạn sơ khởi. Bào tử phá hủy sụn cá và gây áp lực lên dây thần kinh, dẫn đến các dấu hiệu của bệnh xoắn: một cái đuôi tối, cơ thể biến dạng và hành vi bơi lội bất thường.
4. Thích bào tử Myxosporea và vi bào trùng Microspora
Nguyên nhân chính gây bệnh “gạo” trên cá da trơn. Khi ao nuôi mắc bệnh, chỉ thấy cá chết rải rác hàng ngày với số lượng ít, cá chết có dấu hiệu của bệnh gan thận mủ hay xuất huyết dễ gây nhầm lẫn cho người nuôi. Biểu hiện bên ngoài thấy da lốm đốm mất màu, một số cá da sần, trên da có những chấm đen tròn hay vệt như dính mực, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như vùng lườn, bụng. Còn cá bệnh nặng có những tổn thương trên da như bị thủng lỗ nhỏ li ti, các tổn thương này không kèm vết xuất huyết.
Khi giải phẩu, nội tạng cá ít biến đổi, gan thận bình thường, túi mật hơi căng, dịch mật màu nhợt nhạt. Nang “gạo” xuất hiện trong cơ thể cá là các vệt dài 1-3cm màu trắng đục, trong chứa nhiều chất lỏng sệt nằm dọc theo cơ vùng sống lưng cá. Một dạng khác “gạo” là các nang tròn, hình hạt gạo hay bầu dục, kích thước 1-3mm xuất hiện ở cơ dọc sống lưng, trên ruột, màng ruột, màng dạ dày.
5. Posthodiplostomum minimum (White Grub)
Ấu trùng trắng thuộc loại ký sinh trùng sốt rét, thường là những túi nang trắng nhỏ trong thịt cá và đặc biệt thấy rất rõ trong gan. Thường thấy ở cá sống trong các ao hồ có nguồn nước khép kín, ký sinh trùng này có chu kỳ sống chủ yếu gồm 3 ký chủ: cá, ốc sên và chim.
6. Clinostomum (Yellow Grub)
Cá bị nhiễm bệnh xuất hiện những túi nang màu vàng nhỏ trong thịt hoặc da. Chúng là giai đoạn chưa trưởng thành hoặc ấu trùng của ký sinh trùng mà khi chim ăn phải sẽ phát triển thành sán trưởng thành trong miệng hoặc cổ họng của chim. Giun trưởng thành sẽ đẻ trứng và theo phân chim vào nước để nở thành Miracidia sau đó nhiễm vào ốc sên.
Trong cơ thể ốc sên, các Miracidia phát triển thành Cercaria, sau đó được giải phóng ra môi trường nước và bơi để tìm vật chủ tiếp theo. Đó chính là cá. Cá bị nhiễm Yellow Grub rất khó bán trên thị trường và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi cá, đặc biệt ở khu vực Châu Mỹ và Châu Á.
Theo:
https://fishpathogens.net
www. Dept of Natrural Resources Michigan factsheet