8 bệnh nguy hiểm trên cá mú liên quan đến Iridovirus

Iridovirus gây nhiều bệnh trên cá mú chưa có thuốc đặc trị, lây lan nhanh gây thiệt hại lớn.

Cá mú
Cá mú.

Bệnh trên cá mú có thể do nhiều nguyên nhân gây, như: bệnh do nấm, bệnh do vi khuẩn, do virus, do ký sinh trùng, … Tuy nhiên nhóm, các bệnh liên đến virus thường là các bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, lây lan nhanh, và gây thiệt hại lớn.Trong số các virus gây bệnh nguy hiểm cho cá mú, có nhóm Iridovirus. Iridovirus là một nhóm các mầm bệnh virus mới nổi gây nhiễm trùng ở nhiều loài cá biển. Ủy ban quốc tế về phân loại virus, đã phân loại họ Iridoviridae thành bốn chi: Iridovirus, Chloriridovirus, RanavirusL lymphocystillin.

1. Bệnh Lymphocystis (Fish Lymphocystis Disease - FLD)

Lymphocystis là bệnh siêu vi mãn tính xảy ra giữa các loài cá vây trên toàn thế giới. Bệnh đã được ghi nhận trên các loài cá mú: E. bruneus, E. malabaricusE. chlorostigma, E. fuscoguttatus…

Tác nhân gây bệnh: một Iridovirus có có kích thước 130-330nm.

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Cá giống, cá con và cá trưởng thành.

Biểu hiện bệnh: Cá xuất hiện các nốt nhỏ đơn lẻ hoặc thành cụm, giống như ngọc trai (đường kính 0,5-2 mm) trên bề mặt cơ thể, vây và mang. Các nốt này càng rõ ràng nghĩa là việc mở rộng các tế bào mô bị nhiễm virus càng lớn. Những tế bào này là nguyên bào sợi bị phì đại hay còn gọi là tế bào Lymphocystis khổng lồ.

Bệnh có thể gây tử vong thấp và hiếm khi gây tử vong ở cá trưởng thành, nhưng sẽ làm giảm giá trị thương phẩm của cá.

2. Bệnh mụn rộp (Blister Disease)

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do một Iridovirus có kích thước 140-160nm.

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Bệnh được ghi nhân ở cá mú giống Epinephelus malabaricus, cỡ cá từ 5-100g

Biểu hiện bệnh: Cá biếng ăn, ăn ít, xuất hiện các mụn rộp trên cơ thể và vây. Cá chậm lớn, viêm nặng ở lớp biểu bì và lớp hạ bì. Virus được nhìn thấy ở gan, lá lách, thận và các mô tổn thương. Thí nghiệm gây bệnh cho thấy các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ tử vong xảy ra trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc với virus và có thể đạt 100% trong vòng 10 ngày. Mật độ thả nuôi cao là một trong những nguyên chính làm phát sinh bệnh.

3. Bệnh Iridovirus trên cá chẽm đỏ (Red Seabream Iridovirus Disease - RSIVD)

Đây là bệnh do Iridovirus gây ra được nghiên cứu rộng rãi nhất. Ban đầu virus gây bệnh trên cá chẽm đỏ tại Nhật, sau đã được ghi nhận lây nhiễm ở nhiều loài cá mú, như: Epinephelus akaara, E. septemfasciatus, E. malabaricus, E. bruneus, E. coioides, E. awoaraE. fuscoguttatus tại Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia....

Tác nhân gây bệnh: Iridovirus cá chẽm đỏ (RSIV) có kích thước 130-196nm.

Biểu hiện bệnh: Cá chậm ăn, bài tiết chất nhầy và phân đục, cơ thể tối màu xảy ra từ 8-10 ngày sau tiếp xúc với virus. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện một số lượng lớn các tế bào viêm giống trong máu, lá lách, thận, tim, gan, ống tiêu hóa, tụy, mang, bàng quang bơi, mắt, màng não, xương và cơ bắp. Tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 90%.

4. Bệnh Iridovirus trên cá mú Đài Loan (Grouper Iridovirus Disease of Taiwan - TGIVD)

Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là Iridovirus với kích thước 200 - 240nm.

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: TGIVD ảnh hưởng đến loại cá mú Epinephelus sp. từ ấu trùng đến trưởng thành.

Biểu hiện bệnh: Cá bị nhiễm có biểu hiện bơi theo vòng tròn, chán ăn, chậm lớn, thiếu cân và lờ đờ. Tỷ lệ tử vong khi nhiễm trùng có thể hơn 60% ở kích thước dài 5-8cm, ở nhiệt độ nước 25-28°C.

5. Bệnh cá mú Spawner Spidner (Grouper Spawner Iridovirus Disease - GSIVD)

Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là một Iridovirus có kích thước 120-135nm.

Biểu hiện bệnh: Cá bị nhiễm bệnh không biểu hiện bất kỳ tổn thương nào nhưng cơ thể bị nhợt nhạt trước khi chết một cách đột ngột. Các tế bào của lá lách, thận, tim và đường tiêu hóa trở nên dãn nở. Virus được tìm thấy trong các tế bào của lá lách và đầu thận gây hoại tử các cơ quan này.Có tới 90% tỷ lệ tử vong ở cá mú cỡ 20g - 5kg.

6. Bệnh cá mú Iridovirus (Grouper Iridovirus Disease - GIVD)

Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là Iridovirus, chi Ranavirus, kích thước 200 - 240nm..

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Kích thước cá từ 1,0-1,5cm và 10-12cm đã có thể bị nhiễm bệnh

Biểu hiện bệnh: Cá bị nhiễm bệnh biểu hiện bơi bất thường, co giật, giảm ăn, lờ đờ và sẫm màu của đuôi và vây. Cá nổi lên mặt nước rồi cuối cùng chìm xuống đáy bể và chết. Virus gây bệnh được phát hiện trong các tế bào của vây, lá lách và thận. Tỷ lệ cá chết lên tới 20-30%.

7. Bệnh cá mú Singapore (Singapore Grouper Iridovirus Disease - SGIVD)

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do một Iridovirus có liên quan chặt chẽ với chi Ranavirus, với đường kính 200nm.

Biểu hiện bệnh: Nhiễm trùng do SGIV được đặc trưng bởi xuất huyết và mở rộng lá lách cá nhiễm bệnh. Virus này có thể gây ra tỷ lệ tử vong hơn 90% trong vài tuần.

8. Bệnh cá ngủ (Sleepy Grouper Disease - SGD)

Tác nhân gây bệnh: Tác nhân gây bệnh là một Iridovirus có kích thước 130-160nm.

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Bệnh được báo cáo ảnh hưởng đến cá trong cỡ 100-200g và 2-4 kg.

Biểu hiện của bệnh: Cá biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như lờ đờ, bơi 1 mình, lơ lửng ở mặt nước hoặc chìm dưới đáy ao. Ở giai đoạn cuối của nhiễm trùng, cá biểu hiện mang nhợt nhạt, chuyển động nhanh chóng và “điên cuồng” lao lên mặt nước để đớp khí. Bệnh cấp tính gây ra tỷ lệ tử vong lên đến 50% chủ yếu xảy ra trong đêm hoặc vào rạng sáng, trong 3-5 ngày, sau đó cá nằm ở đáy lưới hoặc đáy bể biểu hiện chuyển động vây yếu. Tử vong hàng loạt cấp tính có thể xảy ra 12-24 giờ.

9. Phòng trị bệnh

Đối với các bệnh liên quan đến virus Iridovirus gây ra hầu như chưa có thuốc hoặc các phương pháp trị bệnh được báo cáo. Tuy vậy, để phòng bệnh người nuôi cần tập trung và các công tác quản lý chất lượng nước, quản lý nguồn con giống, thức ăn và kịp thời cách ly cá nhiễm bệnh, sau đó khử trùng vùng nuôi, tham vấn ý kiến của cơ quan thú y thủy sản để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Cần lưu ý là, hầu hết các bệnh do virus này gây ra đều có liên quan mật thiết đến nguồn nước nuôi, mật độ thả nuôi, con giống. Do đó, công tác quản lý liên quan là hết sức cần thiết để phòng ngừa.

Đăng ngày 09/06/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 16:58 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 16:58 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 16:58 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:58 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 16:58 23/12/2024
Some text some message..