9/9 cơ sở sản xuất tôm giống sai phạm tại Cần Thơ

Các hành vi vi phạm được phát hiện, gồm sử dụng kháng sinh cấm và thuốc thú y ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; có dấu hiệu làm giả thương hiệu tôm giống; sản xuất (SX) không đúng với tiêu chuẩn công bố áp dụng…

9 cơ sở sản xuất tôm giống sai phạm tại Cần Thơ
Tình trạng SX tôm giống bát nháo tạo ra nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

9/9 cơ sở đều có sai phạm

Từ ngày 5/6 đến ngày 07/6/2019, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Cục An ninh Kinh tế (A04) - Bộ Công an tiến hành thanh tra đột xuất 9 cơ sở SX, ương dưỡng giống tôm nước lợ trên địa bàn TP Cần Thơ.

tôm giống, sản xuất tôm giống, tôm giống Cần Thơ, thủy sản

Nhiều cơ sở SX, ương nuôi tôm giống sử dụng kháng sinh cấm và thuốc thú y ngoài danh mục được lưu hành tại Việt Nam.

Qua thanh tra đã phát hiện 9 cơ sở vi phạm quy định về SX, ương dưỡng giống tôm nước lợ. Cụ thể, có 2 cơ sở vi phạm quy định về sử dụng thuốc, kháng sinh hoá chất trong nuôi trồng thủy sản (hành vi sử dụng khánh sinh cấm và thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam gồm Công ty TNHH Giống thuỷ sản Hưng PhúChi nhánh Công ty TNHH tôm giống Châu Phi tại Cần Thơ).

Có 9 cơ sở vi phạm quy định về ghi chép và lưu giữ hồ sơ SX, ương dưỡng giống thủy sản, hồ sơ kiểm dịch tôm giống. Đoàn kiểm tra cũng phát hiện Công ty TNHH MTV Tôm giống Xuân Lợi có dấu hiệu làm giả thương hiệu, SX giống tôm nước lợ không đúng với tiêu chuẩn cơ sở đã công bố. Tại thời điểm thanh tra đã phát hiện và thu giữ 15 nhãn hiệu tôm giống tại kho của công ty. Tình trạng này rất phổ biến tại địa bàn TP Cần Thơ.

Ngoài ra, đoàn còn phát hiện Công ty TNHH Tôm giống Long Quy không có trại SX, ương dưỡng tôm giống nhưng cung cấp số lượng tôm giống rất lớn ra thị trường.  

Nguy cơ dịch bệnh

Thực tế tình trạng đáng báo động về nguồn tôm giống không đảm bảo chất lượng, SX không tuân thủ các quy định pháp luật từ địa bàn TP Cần Thơ đang được đưa đến vùng nuôi, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến kết quả SX tôm năm 2019 và Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc siết chặt quản lý chất lượng tôm giống, ngăn chặn kịp thời việc SX, cung cấp tôm giống không đảm bảo chất lượng đến người nuôi, Tổng cục Thuỷ sản đề nghị Sở NN-PTNT Cần Thơ chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan triển khai thực hiện ngay một số nội dung sau:

Tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện về điều kiện cơ sở SX, ương dưỡng; thực hiện công bố chất lượng; kiểm dịch tôm giống; sử dụng thuốc, hoá chất trong SX, ương dưỡng tôm giống và các quy định khác liên quan. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả về Tổng cục Thuỷ sản trước ngày 15/7 để phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý tận gốc.

Các cơ sở SX, ương dưỡng trên địa bàn TP Cần Thơ chủ yếu sử dụng nguồn Nauplius được cung cấp từ các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ để ương dưỡng thành tôm giống. Vì vậy, đề nghị Sở NN-PTNT TP Cần Thơ chủ động phối hợp với các địa phương nơi cung cấp tôm giống để quản lý, giám sát nguồn gốc tôm giống.

tôm giống, sản xuất tôm giống, tôm giống Cần Thơ, thủy sản

Thuốc thú y, kháng sinh nuôi trồng thủy sản được sử dụng không đúng quy định.

Bên cạnh đó, Sở cần tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở SX, ương dưỡng tôm giống biết và thực hiện nghiêm quy định tại Luật Thuỷ sản; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và các quy định của pháp luật về thú y.

Tổng cục Thủy sản yêu cầu Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị có chức năng kiểm tra, giám sát việc xả thải nguồn nước mặn dùng trong SX, ương dưỡng tôm giống ra môi trường.

NNVN
Đăng ngày 15/06/2019
Minh Phúc
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 01:21 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 01:21 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 01:21 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:21 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 01:21 24/12/2024
Some text some message..