9 loài rắn độc nhất thế giới

Thế giới có rất nhiều loài rắn, trong đó có loài vô hại nhưng có những loại cực độc, có thể khiến nạn nhân chết ngay tức khắc khi bị tấn công.

rắn đuôi chuông

Rắn đuôi chuông

Đây là loài rắn duy nhất của châu Mỹ nằm trong danh sách này. Rắn đuôi chuông rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi đặc biệt của nó. Rắn đuôi chuông chưa trưởng thành thường độc hơn những con đã trưởng thành. Nọc độc của loài rắn này có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, khiến tim con mồi ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Ảnh: Listverse.

Rắn độc Australia (Death-adder)

Death adder

Loài rắn này phân bổ chủ yếu ở Australia và New Guinea. Chúng thường săn và giết chết những loài rắn khác thông qua phục kích. Rắn độc Australia là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới với nọc độc gây hại rất lớn cho hệ thần kinh, khiến con mồi và kẻ thù có thể tử vong trong 6 tiếng đồng hồ. Ảnh: Listverse

Rắn hổ lục (Viper)

rắn hổ lục

Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân (Saw Scaled Viper) và Chain Viper chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài rắn này rất nóng tính và thường kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi trời mưa. Ảnh: Listverse

Rắn hổ mang bành (Philippines)

ho mang banh

Hầu hết các loại rắn hổ mang không nằm trong danh sách này. Tuy nhiên, hổ mang bành Philippines là một ngoại lệ. Nọc độc của loài rắn này nguy hiểm nhất trong các loài hổ mang, gây hại cho thần kinh, làm rối loạn hoạt động của tim và hệ hô hấp, khiến con mồi tử vong trong vòng 30 phút. Ảnh: Listverse

Rắn hổ châu Úc

rắn hổ châu Úc

Rắn hổ châu Úc phân bổ chủ yếu ở Australia. Nọc độc của loài rắn này ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh, có thể khiến con mồi và kẻ thù tử vong trong vòng 30 phút. Ảnh: Listverse

Rắn độc đen châu Phi

rắn độc đen

Cơ thể có màu xám nâu, nhưng bên trong miệng lại có màu đen, loài rắn này xuất hiện ở nhiều nơi trên lục địa đen. Rắn độc đen châu Phi thường hung hăng và có đòn tấn công quyết định. Đây là loài rắn di chuyển nhanh nhất trên đất liền, có thể đạt tốc độ 20 km/h. Ảnh: Listverse

Rắn cạp nong xanh

rắn cạp nong xanh

Rắn cạp nong xanh hay còn gọi là rắn Malayan, xuất hiện ở Đông Nam Á và Indonesia. Loài rắn này cũng săn và giết các loài rắn khác. Thông thường, rắn cạp nong xanh có xu hướng lẩn trốn hơn là tấn công. Nọc độ của rắn cạp nong xanh mạnh hơn hổ mang 16 lần. Ảnh: Listverse

Rắn Eastern Brown

rắn Eastern brown

Eastern Brown loài rắn phổ biến ở Australia, xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc. Bên cạnh màu nâu bóng, loài rắn này cũng có các màu sắc khác như vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống, chẳng hạn ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm. Ảnh: Listverse

Rắn Taipan nội địa

Taipan

Đây là loài rắn có nọc độc mạnh nhất ở trên cạn. Lượng nọc tối đa của một vết cắn là 110 mg, đủ để giết chết 100 người, hay 250.000 con chuột. Mức độ độc của nọc rắn này gấp 50 lần rắn hổ mang thường. Ảnh: Listverse

Tri thức/Khám phá, 03/11/2013
Đăng ngày 04/11/2013
Thanh Hương
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 16:01 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 16:01 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 16:01 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 16:01 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 16:01 17/02/2025
Some text some message..