9X dân tộc Thái nuôi hàng ngàn con ếch thu bộn tiền

Không cần đất để xây dựng chuồng trại, nông dân Lô Văn Vọng, sinh năm 1994 người dân tộc Thái là người đầu tiên của xã Nghĩa Hưng huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã tận dụng mặt nước ao, hồ nuôi cá để nuôi ếch thương phẩm cho thu nhập cao.

9X dân tộc Thái nuôi hàng ngàn con ếch thu bộn tiền
Ếch nuôi của gia đình anh Vọng

Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Lô Văn Vọng không như nhiều bạn bè cùng trang lứa là chọn con đường vào Đại học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.

Tận dụng mặt nước ao, hồ nuôi cá để nuôi ếch, mỗi chuồng nuôi có gần 1000 con

Tận dụng mặt nước ao, hồ nuôi cá để nuôi ếch, mỗi chuồng nuôi có gần 1000 con 

Cuối năm 2017 sau chuyến thăm quan thực tế mô hình nuôi ếch ở huyện Tân Kỳ, thấy mô hình nuôi ếch chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, nếu có đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao. Kể từ đó, anh quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ếch trong lồng lưới với số lượng 2 ngàn con, trên diện tích 40m2 mặt nước sẵn có.

Giống ếch chăn nuôi mặt nước có trọng lượng tương đối lớn, 4-5 con/kg

Anh Vọng chăm sóc đàn ếch của gia đình 

Sau 3 tháng nuôi, lứa ếch đầu cho thu hoạch trên 4 tạ, với giá 60 - 70 nghìn đồng/kg, trừ chi phí thu lãi gần 15 triệu đồng. Cùng với nuôi ếch trên mặt ao, ở dưới nước, anh thả thêm các loại cá như: trắm cỏ, rô phi,… vừa để tận dụng thức ăn dư thừa và chất thải của ếch cho cá ăn, vừa đỡ phải mất công vệ sinh cho ếch.

Anh Lô Văn Vọng  chia sẻ:  "Nuôi ếch thương phẩm không khó, điều quan trọng là phải nắm bắt được kỹ thuật và chịu khó quan sát tập tính sinh sống của ếch, chú trọng đến nguồn nước, nếu nuôi ở ao thì cần tiến hành cải tạo thường xuyên.

Khó nhất là lúc ếch bố mẹ vừa sinh sản, phải chú ý chăm sóc ếch con trong giai đoạn chuyển đổi từ nòng nọc sang ếch và cho ếch con ăn thì mới đạt hiệu quả cao, còn khi ếch lớn thì thức ăn không cần quá cầu kỳ"

Muốn nuôi ếch có lãi điều quan trọng nhất người nuôi cần phải am hiểu đặc tính sinh trưởng của con ếch kết hợp với nuôi cá, vì ngoài tận dụng thức ăn thừa từ phân ếch thì cá còn vệ sinh đáy nên hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Khác với nhiều người nuôi trong bể xi măng, anh Vọng nuôi ếch bố mẹ trong lồng lưới vừa tiết kiệm chi phí, thức ăn rơi vãi của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá. Hiện nay, ngoài nuôi ếch thương phẩm, anh cũng đã tự nhân được con giống cung cấp cho các hộ có nhu cầu nuôi ếch trên địa bàn. Thành công của mô hình này không chỉ tạo nguồn thu nhập hiệu quả cao cho gia đình mà đã và đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế địa phương.

Ông Trần Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết : “Mô hình nuôi ếch của anh Lô Văn Vọng ở xóm 5, là xóm có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Từ thành công của mô hình, thời gian tới, MTTQ xã sẽ có hỗ trợ 1 phần vốn để động viên gia đình và sẽ phối kết hợp với các tổ chức chia sẻ thông tin, tìm đầu ra để không chỉ hộ anh Vọng mà có thể có nhiều hộ phát triển được mô hình này.”

nuôi ếch, mô hình nuôi ếch, nuôi ếch làm giàu, giá ếch, nông dân làm giàu

Nhiều hộ dân trên địa bàn đến tham quan mô hình nuôi ếch của anh Vọng 

Dự định, thời gian tới, anh Lô Văn Vọng sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi ếch và hướng tới sản xuất ếch giống cung ứng cho các hộ chăn nuôi trong và ngoài địa phương.

Báo Lao Động
Đăng ngày 23/03/2019
Anh Đức
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 03:45 14/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 03:45 14/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 03:45 14/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 03:45 14/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 03:45 14/10/2024
Some text some message..