9X Đồng Nai nuôi cá Koi kiếm tiền tỉ

Từ những bè cá bỏ hoang của gia đình, Tống Trọng Nguyên (SN 1994, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) liều lĩnh đầu tư nuôi cá koi trên sông Đồng Nai, vài năm sau anh thu được tiền tỷ.

9X Đồng Nai nuôi cá Koi kiếm tiền tỉ
Nguyên đang rải thức ăn xuống bè cá.

Thành công ở tuổi đôi mươi

Sống trong gia đình có truyền thống nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, từ nhỏ Nguyên đã có niềm đam mê với sông nước. Nhiều lần chứng kiến cảnh gia đình lâm vào cảnh bị thương lái ép giá, bố mẹ làm lụng vất vả cả năm nhưng bán chẳng được. Vài năm trở lại đây, cá Koi được khách hàng ưa chuộng và nhiều người đã thành công với mô hình nuôi cá Koi trên sông. Từ những trăn trở đó, chàng trai tuổi 18 đề xuất gia đình cho vay tiền để nuôi loài cá đặc biệt này.

Ý tưởng trên đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các thành viên trong gia đình vì cho rằng, cá Koi chuyên sống ở những nơi xa hoa, nước ở trên sông không thích hợp để cá phát triển. Tuy nhiên, Nguyên đã kiên trì thử nghiệm, đưa cá Koi xuống sông Đồng Nai để nuôi.

Chàng trai 9X nhớ lại, ngày mới đưa cá về nuôi, do chưa có kinh nghiệm, nhiều con biếng ăn và có dấu hiệu yếu dần. Qua tìm hiểu từ nhiều người nuôi trước và các tài liệu về cá Koi mới hiểu được rằng nguồn nước và nhiệt độ tại ao nuôi có sự chênh lệch lớn so với bên Nhật Bản khiến cá bị sốc. Vì vậy, Nguyên phải cho cá vào nhiều bể lọc nước khác nhau rồi điều chỉnh nhiệt độ của nước từ từ để cá thích nghi rồi mới đưa ra ngoài ao nuôi.

Sau khi cá đã thích nghi được với nguồn nước và khí hậu, chàng trai trẻ mới bắt đầu tiến hành gây giống để nuôi đại trà. Tuy nhiên, thời gian đầu ông chủ 9X liên tiếp thất bại bởi loài cá khó tính này đã không sinh trưởng được như ý muốn. Nhiều lần thất bại, gia đình ngăn cản và khuyên đi học đại học. Nguyên nghe theo gia đình nhưng vẫn ấp ủ nuôi bằng được loài cá “quý tộc” này. Phải mất đến hơn 1 năm vừa học vừa tự mày mò, nghiên cứu, Nguyên mới tìm ra phương pháp giúp kích thích quá trình đẻ trứng của cá và quan trọng nhất là giữ cho trứng cá không bị rụng để trứng sớm nở thành cá bột.

Thành công trong việc nhân giống cá Koi, Tống Trọng Nguyên mang cá đi khắp các đại lý cá cảnh trong cả nước để chào hàng. Khi đã khẳng định được thương hiệu cá Koi trên thị trường, chàng trai nhận được nhiều đơn đặt hàng khắp nơi từ trong Nam đến ngoài Bắc.

Hiện nay, khu bè anh có 10 lồng nuôi, 40 xổng, mỗi lồng rộng 54m2 nuôi, tổng toàn bộ khu bè của anh nuôi được hơn 5 tấn cá Koi các loại. Các lồng cá được làm bằng sắt, có 3 lớp lưới bao quanh, có hệ thống phao nâng đỡ làm bằng thùng phuy đặt cách bờ từ 3 - 5m để không làm cản trở dòng chảy. Sau 7 năm tìm tòi và nguyên cứu, đến nay, trung bình 2 tháng, ông chủ trẻ cung cấp khoảng 3 tấn cá giống bán ra thị trường, mỗi năm thu hơn 2 tỷ đồng. Theo chia sẻ của Nguyên, một lứa cá Koi để xuất bán được phải nuôi tầm khoảng 7 tháng trở lên, lúc cá tầm 2 - 3cm nhưng thị hiếu người tiêu dùng hiện nay thích các loại cá to nên 1 con cá Koi có thể nuôi đến 2 năm, thậm chí là 3 năm, cá càng to thì giá trị càng lớn.

Không chỉ bắt mắt với màu sắc xinh đẹp, cá Koi còn hấp dẫn khách tham quan bởi yếu tố phong thủy và nguồn gốc xuất xứ. Nguyên cho hay, cá Koi đã vượt qua cả cá rồng, trở thành loại cá có tác dụng phong thủy đứng hàng đầu trong thị trường cá cảnh hiện nay, bởi đây là dòng cá của Hoàng gia Nhật Bản. “Trong tương lai tôi sẽ lai tạo được đủ 9 loại cá với các màu sắc khác nhau đáp ứng các yêu cầu về phong thủy của khách hàng, gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc”, chàng trai 9X chia sẻ dự định tương lai.

Chiếc bè đặc biệt trên sông

Bè của Nguyên rộng hơn 1000m2 với 40 xổng được nuôi đầy đủ các loại cá Koi từ nhỏ đến lớn. Điều đặc biệt trong khuôn viên trên làng bè này là ý tưởng nuôi cá Koi kết hợp với trồng cây cảnh làm cho hệ sinh thái trên sông được hài hòa và bắt mắt.

Các cây cảnh được chủ bè trang trí nhiều cây xanh, hoa lan, trồng rau,... khắp khu vực nuôi cá, tạo ra khung cảnh độc đáo cho người đi tham quan trên sông. Hiện tại “trang trại” trên sông của Nguyên có đa dạng các dòng cá Koi được lai tạo và là bè duy nhất trên sông Đồng Nai áp dụng mô hình trồng cây xanh kết hợp với nuôi cá Koi.

Để nuôi được cá Koi trên sông Đồng Nai, Nguyên nhấn mạnh, người nuôi phải chú ý vào thời điểm giao mùa hoặc mỗi khi mưa lũ, nước sông có phù sa, cá thường kém ăn, hoặc các bệnh thường gặp ở cá như tróc vẩy, nhiễm khuẩn, bọ rùa, sâu móc... Bên cạnh đó, người nuôi cũng phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của cá để giúp cá phát triển ổn định vào mỗi thời kỳ tăng trưởng từ cá bột đến cá trưởng thành. Bù lại, nuôi trong lồng trên sông Đồng Nai, dòng nước chảy liên tục, cá tăng trưởng nhanh hơn từ 2-3 lần do lượng ô-xy đều trong nước và thức ăn phù du tự nhiên dồi dào.

nuôi cá, nuôi cá làm giàu, nông dân làm giàu, mô hình nuôi cá, nuôi cá Koi

Khu bè độc đáo nuôi cá Koi của anh Nguyên.

Cá Koi thuộc giống cá Chép - biểu trưng cho một sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, theo quan niệm của nhiều người đây là loài cá mang đến tài lộc, vận may, sự thành công và bình an cho gia đình. Vì thế, nhiều người xem đây là loài cá phong thủy giúp cho gia đình may mắn, do đó những năm gần đây cá Koi được ưa chuộng, nhiều người săn đón, nhất là những con cá đầu đàn có màu sắc độc đáo có giá trị lên tới cả chục triệu đồng.

Chính những điều đó, khi bén duyên với nghề nuôi cá Koi, đó là một điều may mắn đối với anh. Hiện nay, sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyên vẫn đang gắn bó với nghề này và trong tương lai, anh sẽ mở rộng quy mô trang trại, nâng cao chất lượng để phát triển đàn cá Koi của mình được nhiều hơn nữa.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 25/02/2019
M. Nguyệt
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 23:32 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 23:32 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 23:32 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 23:32 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 23:32 22/11/2024
Some text some message..