9X làm giàu từ nuôi cá chình

Làm việc trong Tây Nguyên nhưng Võ Văn Sang đã rẽ ngang, về quê hương Quảng Bình xây dựng mô hình trang trại nuôi cá chình. Sau 4 năm, trang trại của anh Sang đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và là địa chỉ tham quan, học hỏi của nhiều người.

Vèo ương cá giống
Anh Sang với ao ương cá chình giống của trang trại.

Anh Võ Văn Sang (Sinh năm 1991, trú tại thôn Bắc Thái, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy) khi học xong cấp 3 đã theo học trường Đại học Nông Lâm - Huế. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2014, anh Sang về quê nhà Thái Thủy nhưng không kiếm được việc làm.

Bởi vậy, chàng thanh niên ôm tập hồ sơ vào Tây Nguyên xin việc. Anh được nhận làm kỹ thuật trong một công ty lâm nghiệp ở Kon Tum với mức lương 6 triệu đồng/tháng.

Anh Sang luôn ấp ủ trong lòng và ước muốn làm chủ một mô hình trang trại, nhưng trong cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với thị trường và sản phẩm có đầu ra ổn định luôn là trăn trở lớn. Qua sách báo, mạng xã hội, anh Sang luôn theo dõi và tìm tòi các mô hình kinh tế để học hỏi và về quê mở trang trại.

Trong một lần về nhà người quen ở Đà Nẵng, anh Sang thấy gia đình họ nuôi cá chình nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế, nguồn thức ăn của cá chình cũng rất dễ kiếm. Trong khi đó, ở quê nhà huyện Lệ Thủy chưa có ai nuôi loài cá này, nên anh Sang suy nghĩ rồi bỏ việc về quê đào ao nuôi cá chình.

Đầu năm 2016, anh Võ Văn Sang đã quyết định trở về quê hương xây dựng trang trại bằng mô hình nuôi cá chình thương phẩm. Ngày đầu bắt tay vào thực hiện, anh Sang có rất ít vốn liếng tích cóp, nên anh phải vay ngân hàng 150 triệu đồng đầu tư ban đầu. Những công việc như đào ao với diện tích 500m2, mua sắm máy xay thức ăn, máy sục khí, thiết bị đo độ pH, hệ thống cấp và thoát nước đã ngốn hết nguồn tiền.

Đầu tư, lắp đặt hạ tầng ao nuôi đã xong xuôi, anh Sang tiếp tục vay mượn tiền để lên đường vào trung tâm giống cá chình ở tỉnh Khánh Hòa để học hỏi kinh nghiệm và mua cá chình giống về nuôi.

Cá chình nuôi 12 tháng sẽ cho thu hoạch.

Con cá chình về đất Lệ Thủy hợp nước và thức ăn nên phát triển thuận lợi. Sau khi thả nuôi, đến 12 tháng, lứa cá đầu tiên xuất bán, anh Sang thu về trên 100 triệu đồng (sau khi trừ chi phí). Anh Sang tiếp tục mở rộng diện tích ao nuôi rộng gấp đôi lên 1.000m2. Từ đó, vụ cá thứ 2 thu hoạch đã cho thu nhập cao, tiền lãi thu được hơn 300 triệu đồng/năm (sau khi trừ chi phí).

Trong quá trình nuôi, anh Sang nhận thấy cá chình là loài phát triển nhanh, nhưng đặc tính phân đàn lớn, bởi vậy diện tích ao 1.000m2 chỉ thả được khoảng 1.000 con cá chình là phù hợp. Trong đó, ao phải khoanh lưới thành 5 ô riêng biệt, thời gian nuôi cứ 2 đến 3 tháng, phải thêm công việc xem kích cỡ từng con cá rồi tách đàn cho cá phát triển theo giai đoạn sinh trưởng.

Anh Nguyễn Văn Sang cho biết: “Đặc tính của cá chình sống ở tầng đáy, nên ban ngày ngủ để, chỉ ăn vào buổi đêm. Vì ăn đêm, nên tôi phải cho cá ăn vào lúc 6 giờ tối. Thức ăn của cá chình chủ yếu là các loại cá khác xay nhỏ, mùa hè thì tôi mua cá biển phụ phẩm từ các tàu cá, còn mùa đông thì dùng cá rô phi xay làm thức ăn. Nuôi cá chình phải theo dõi kích cỡ cá để phân đàn, nếu không sẽ cắn nhau; con nhỏ, yếu hơn sẽ bị chết”.


Cá chình hiện tại có giá hơn 500.000 đồng/kg.

Theo anh Sang thì con cá chình nước ngọt có đặc điểm lớn nhanh, ít dịch bệnh, thức ăn cho cá có thể kiếm được từ địa phương. Nhưng cái khó là ở nguồn nước, phải kiểm tra nước thường xuyên, nếu nước cạn quá cá sẽ bị nóng hoặc bị lạnh. Nếu bùn, nước nhiễm phèn phải xử lý bằng bón thêm vôi rồi thay nước mới.

Cá chình đến tuổi thu hoạch được được các thương lái đến mua tận ao. Cá thu hoạch bao nhiêu được bán hết đến đó với mức giá trung bình hơn giá 500.000 đồng/kg.

Ngoài nuôi cá chình, anh Sang còn mở rộng sang đầu tư nuôi cá trắm, cá leo và trồng rừng. Diện tích rừng trồng keo tràm rộng 6 héc-ta đã 3 năm tuổi. Từ năm 2017 đến nay, mô hình trang trại tổng hợp của anh Sang cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm.


Anh Sang cho biết sẽ mở rộng diện tích ao nuôi cá chình trong thời gian tới.

Đầu năm 2018, Võ Văn Sang cùng với hai người anh trong huyện thành lập CLB Khởi Nghiệp huyện Lệ Thủy. Quá trình hoạt động, CLB đã hỗ trợ, đồng hành giúp được nhiều người phát triển nhiều mô hình kinh tế.

Nhờ nghị lực và kiến thức, anh Võ Văn Sang đã bắt tay khởi nghiệp, biến vùng đất đồi núi xã Thái Thủy thành trang trại kinh tế phát triển bền vững. Năm 2018, anh được Tỉnh đoàn Quảng Bình tuyên dương và tặng bằng khen về thành tích “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.

Ông Nguyễn Thành Chuân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Thủy cho hay: “Mô hình nuôi cá chình của em Võ Văn Sang mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều địa phương cũng đã đến tận mô hình của Sang để học hỏi cách nuôi. Em Võ Văn Sang là một hội viên nông dân rất tích cực của xã, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho bà con làm ăn. Địa phương cũng hỗ trợ chính sách vay vốn để Sang tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình”.

Infonet
Đăng ngày 11/11/2019
Thanh Hà
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:54 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:54 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:54 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:54 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:54 22/11/2024
Some text some message..