Ảnh hưởng Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis lên tăng trưởng cá

Thức ăn bổ sung Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis giúp cá tráp (Pagrus major) giúp tăng trưởng tốt hơn, cùng với sự gia tăng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng cường hệ miễn dịch.

Vai trò Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis trong tăng trưởng cá
Ảnh hưởng Lactobacillus rhamnosus và Lactococcus lactis lên tăng trưởng cá tráp

Giới thiệu

Cá tráp (P. major) là một trong những loài nuôi mang lại giá trị kinh tế cao tại Nhật. Cá tráp có chất lượng cao được dùng như một món sasimi với giá thành rất cáo, điều này làm chon nhu cầu tiêu thụ cá tráp ngày càng tăng. Do đó, cá tráp được nuôi siêu thâm canh nhằm tăng sản lượng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi cá được nuôi với mật độ cao làm cho môi trường nước khó quản lý, cá bị stress đồng thời làm cho hệ miễn dịch của cá suy yếu, làm tăng khả năng xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Dịch bệnh bùng phát là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng cá nuôi ngày càng giảm, đây cũng là một trong những trở ngại lớn tại các trang trại cá nuôi.

Những năm gần đây, việc sử dụng probiotics trở nên khá phổ biến vì chúng được xem là nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở cá, tăng khả năng chống chiu stress, đồng thời giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học (probiotics), đặc biệt là các chủng L. spp. mang lại hiệu quả trong việc tăng sức đề kháng cũng như tăng trưởng một số loài cá nuôi như: cá song chấm nâu (Epinephelus coioides), cá rô phi (Oreoxhromis niloticus), và cá trôi Ấn (Labeo rohita).  L. lactis giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng trưởng của cá mú đen (E. coioides) và cá bơn (Paralichthys olivaceus).

tăng trưởng cá tráp, probiotics, vai trò probiotic với cá, Lactococcus lactis

Tuy nhiên, những hiện vẫn có rất ít những nghiên cứu về ảnh hưởng của L. lactis lên tăng trưởng và miễn dịch của cá tráp. Hơn thế nữa, việc bổ sung probiotics đã được chứng minh rằng khi bổ sung kết hợp (mixed or combined) nhiều loại probiotics mang lại hiệu quả cao hơn việc bổ sung đơn lẻ (mono-species or mono-sttrain ones).

 

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung đồng thời hai loại probiotics cùng lúc lên tăng trưởng, dinh dưỡng, hệ vi sinh vật đường ruột và hệ miễn dịch của cá. Do đó, nghiên cứu này nhằm so sanh việc bổ sung đơn lẻ và kết hợp hai loại probiotics bao gồm: L. rhamnosusL. lactis lên các chỉ tiêu tăng trưởng và miễn dịch của cá tráp.

 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm nghiên cứu thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Kagoshima, Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung L. rhamnosus L. lactis đơn lẽ hay kết hợp lên tăng trưởng và miễn dịch của cá tráp.

tăng trưởng cá tráp, probiotics, vai trò probiotic với cá, Lactobacillus rhamnosus

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá tráp với trọng lượng ban đầu trung bình là 3,29 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 20 cá/bể. Các chỉ tiêu tăng trưởng và hệ miễn dịch của cá được thu sau 56 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

cfu/g thức ăn

CT

0

LR (Lactococcus lactis)

106

LL (Lactobacillus rhamnosus)

106

LR+LL (L. rhamnosus + L. lactis)

106

 

Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 56 ngày nuôi; tỷ lệ sống (trên 90%), hiệu quả sử dụng thức ăn (FER), hiệu quả sử dụng protein (PER), tăng trọng theo % (WG), và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá ở nghiệm thức đối chứng CT là thấp hơn rất nhiều so với các nghiệm thức có bổ sung probiotics vào thức ăn (P<0.05).

Độ tiêu hóa thức ăn (ADC)

Độ tiêu hóa thức ăn của cá được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:  khả năng tiêu hóa vật chất thô (ADCD), khả năng tiêu hóa protein (ADCP), khả năng tiêu hóa lipid (ADCL) và hoạt động của enzyme protease. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa nghiệm thức đối chứng (CT) và các nghiệm thức có bổ sung probiotics (LR, LL, và LR+LL) (P<005). ADCP ở nghiệm thức LR+LL cao hơn so với các nghiệm thức khác ngoại trừ nghiệm thức LL (P<0.05).

Vi khuẩn trong đường ruột và các chỉ tiêu có liên quan đến hệ miễn dịch của cá: Vi khuẩn tổng cộng (Total bacteria count, TBC) trong đường ruột của cá ở các nghiệm thức có bổ sung probiotics bao gồm LL, LR, LR+LL cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (CT) (P<0.05); tuy nhiên, TBC khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức có bổ sung probiotics. Kết quả cho thấy, không có sự hiện diện của lactic acid bacteria (LAB) trong đường ruột của cá ở nghiệm thức CT, LAB ở các nghiệm thức LL, LR và LR+LL cao hơn so với nghiệm thức CT, đặc biệt hàm lượng LAB cao nhất ở cá cho ăn thức ăn có bổ sung LR+LL (P<0.05).

Các chỉ tiêu miễn dịch của cá bao gồm tính kháng khuẩn (BA), chỉ số peroxidase, hoạt tính SOD, hoạt động của lysozyme, và ACP được phân tích nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics vào khẩu phần ăn của cá tráp. Kết quả chỉ ra rằng thức ăn có bổ sung LR hoặc LL kích thích hệ miễn dịch của cá thông qua sự tăng lên của các chỉ số miễn dịch so với đối chứng (P<0.05). Đặc biệt, chỉ số ACP và peroxidase của cá ở nghiệm thức LR+LL cao hơn so với các nghiệm thức khác (P<0.05). Hoạt tính SOD ở cá cho ăn thức ăn bổ sung LR và LR+LL tăng lên so với cá cho ăn thức ăn bổ sung LL và CT. Hoạt động của LA trong huyết thanh của cá ăn thức ăn LR+LL cao hơn so với cá ăn thức ăn CT, tuy nhiên chỉ số LA giữa các nghiệm thức LL, LR và LR+LL khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0.05).

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thây việc bổ sung thức ăn với LR+LL có tác dụng kích thích đáp ứng miễn dịch ở cá tráp. So sánh với việc bổ sung đơn lẽ từng loại probiotics thì việc bổ sung kết hợp đồng thời nhiều loại cho kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, ảnh hưỡng của probiotics còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: nguồn probiotics được sử dụng, loại, liều dùng, và chu kỳ áp dụng.

Đăng ngày 28/09/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 23:40 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 23:40 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 23:40 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 23:40 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 23:40 28/12/2024
Some text some message..