Ảnh hưởng của các hợp chất đồng (Cu) lên tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu cho thấy bổ sung đồng sulfate (CuSO4) và đồng hydroxychloride Cu2(OH)3Cl vào thức ăn có tác dụng tích cực, tuy nhiên khả năng chuyển hóa của hai hợp chất này khác nhau trên tôm.

Ảnh hưởng của các hợp chất đồng (Cu) lên tôm thẻ chân trắng
Ảnh hưởng của các hợp chất đồng (Cu) lên tôm thẻ chân trắng. Hình minh họa: Huỳnh Như

Giới thiệu

Đồng (Cu) có vai trò quan trọng đối với động vật, các enzyme liên kết với đồng có liên quan đến nhiều quá trình sinh hóa của động vật. Ngoài ra, ở nhóm giáp xác đồng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy trong máu.

Đối với tôm, đồng có vai trò quan trọng trong quá trình lột xác, sinh lý và sinh sản. Tôm không thể hấp thu đồng trực tiếp từ nước mà cần phải bổ sung vào thức ăn. Bổ sung đồng từ nhiều nguồn khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu, vận chuyển và chuyển hóa đồng ở tôm và cá. Bổ sung đồng vào thức ăn còn ảnh hưởng đến thành phần vi sinh vật trong đường ruột của tôm, nó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tăng trưởng của tôm.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung các hợp chất đồng với hàm lượng khác nhau đến tăng trưởng và sức khỏe tôm thẻ chân trắng.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên tôm thẻ chân trắng có trọng lượng ban đầu trung bình 0,3 g/con. Tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung CuSO4 chứa 25,5% đồng và Cu2(OH)3Cl chứa 58,8% đồng với hàm lượng khác nhau. Nghiên cứu được tiến hành trong 42 ngày.

Công thức thức ăn cho tôm dùng trong nghiên cứu này dựa theo nghiên cứu trước đây của Davis và ctv. (1993). Thức ăn được bổ sung mỗi loại hợp chất đồng với hàm lượng lần lượt là 30, 90, 150 và 210 mg/kg thức ăn.

Các chỉ tiêu tăng trưởng, hàm lượng đồng trong cơ, thành phần vi sinh vật trong đường ruột và phân tôm đối với từng loại khẩu phần ăn được phân tích và so sánh hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu

- Kết quả phân tích sau khi kết thúc thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa (P>0,05) giữa các nghiệm thức và loại hợp chất đồng đối với các chỉ tiêu: tổng sinh khối cuối cùng (53,20-64,40 g), trọng lượng trung bình cuối (4,34-4,87), tăng trọng (1349-1544%), hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (1,61-1,82), tỷ lệ sống (81,3-96,0%) và hệ số tăng trưởng nhiệt (0,082-0,087) của tôm.

- Hàm lượng đồng trong phần vỏ đầu ngực (carapace), gan tụy và toàn bộ cơ thể tôm gia tăng có ý nghĩa (P<0,05) tương ứng với sự gia tăng hàm lượng đồng trong khẩu phần ăn. Hàm lượng đồng trong gan tụy và cơ thể tôm ăn Cu2(OH)3Cl thấp hơn so với tôm ăn CuSO4.

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa (P>0,05) về hàm lượng đồng trong máu của tôm ở tất cả các nghiệm thức và ở cả hai nguồn hợp chất đồng.

- Sự đa dạng về giống loài của quần thể vi sinh vật trong ruột và phân tôm phụ thuộc vào hàm lượng đồng bổ sung vào thức ăn và loại hợp chất đồng. Kết quả ghi nhận xu hướng giảm sự đa dạng của các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio như V. harveyi, V. sinaloensis và V. orientalis khi tăng hàm lượng đồng trong thức ăn.

Kết luận 

Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung các hợp chất đồng trong khẩu phần ăn có tác động tích cực đến tăng trưởng, khả năng đề kháng bệnh và sức khỏe của tôm.

 

Đăng ngày 14/06/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch Researchgate
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 10:29 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 10:29 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:29 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 10:29 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 10:29 02/11/2024
Some text some message..