Bình Định: Hiệu quả mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi lươn thương phẩm quy mô hộ gia đình” tại các huyện Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Ân, An Nhơn, Vĩnh Thạnh và TP. Quy Nhơn; tại mỗi điểm thực hiện mô hình có 01 hộ nông dân trực tiếp tham gia.

lươn
Thả lươn giống mô hình nuôi lươn trong bể xi măng tại huyện Hoài Ân (Ảnh: Thành Nguyên)

Mục tiêu của mô hình là chuyển giao cho nông dân về kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm nhằm giải quyết việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình ở vùng nông thôn. Mô hình cũng nhằm góp phần đa dạng hóa các giống loài nuôi và ngành nghề nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh. Thông qua mô hình tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật nuôi, giúp cộng đồng người dân có thêm nghề mới, tăng thêm thu nhập.

Tại các mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật nuôi lươn không bùn cho bà con nông dân. Theo đó tại mỗi điểm mô hình, lươn được nuôi trong bể xi măng hoặc ao đất lót bạt nilon, quy mô mặt nước ao nuôi 20 m2; số lượng lươn giống thả nuôi 1.200 con. Các hộ nông dân trực tiếp tham gia được hỗ trợ 100% giống lươn và 40% vật tư thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho lươn; trong đó lươn giống được thả nuôi trong mô hình do Trung tâm Giống thủy sản tỉnh cung ứng.

Quy trình nuôi lươn trong bể không cần bùn rất đơn giản; bể nuôi lươn diện tích từ 10 - 20 m2 là phù hợp, dễ quản lý; dưới đáy bể có ống thoát nước, trên có gắn đường nước vào thuận lợi cho việc thay nước; có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng nuôi heo không sử dụng hoặc ao đất lót bạt một góc vườn để nuôi lươn.

Kết quả các mô hình thực hiện bước đầu đã mang lại hiệu quả cao, lươn nuôi đạt tỷ lệ sống cao từ 75 - 95%, sau 6 tháng thả nuôi trọng lượng bình quân đạt từ 0,2 - 0,3 kg/con, năng suất ước đạt từ 8,1 - 13,5 kg/m2; các chỉ tiêu về kỹ thuật đều đạt và vượt so với yêu cầu đề ra. Sản lượng lươn nuôi tại các mô hình thu được: Hoài Ân 257,6 kg, Phù Mỹ 216 kg, An Nhơn 330 kg, Tây Sơn 349,2 kg, Vĩnh Thạnh 270 kg; Quy Nhơn 225 kg. Với giá lươn thời điểm hiện tại là 120.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt từ 7,94 - 15,08 triệu đồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Theo đánh giá của bà con nông dân, mô hình rất dễ thực hiện với quy mô hộ gia đình, không cần diện tích đất nhiều, vật liệu làm ao nuôi đơn giản, giá thành thấp, thời gian chăm sóc lươn không nhiều, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn giá rẻ như cá vụn, ốc bươu vàng, cám gạo, các loại rau…

Kỹ sư Thái Bình Trọng - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông Vĩnh Thạnh cho biết: Muốn lươn nhanh lớn, tỉ lệ sống cao, quan trọng nhất là lươn giống phải có xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh, kích cỡ đều. Nước sạch cũng là một yêu cầu quan trọng vì nếu nước bẩn, lươn sẽ bị mắc bệnh và chết. Cần cho lươn ăn đúng giờ, ngày 2 lần (sáng, tối). Lươn nuôi rất đơn giản, hầu như không bị bệnh, nếu có thường chỉ là bệnh ngoài da, bệnh ký sinh trùng hoặc đường tiêu hóa nhưng dễ điều trị.

Về vấn đề lươn giống, theo kỹ sư Trịnh Văn Minh - Trưởng trạm Khuyến nông Phù Mỹ thì đây là trở ngại chính để phát triển nhân rộng mô hình này; vì thực tế trong những năm trước đây một số hộ đã tự phát tự nuôi, nhưng nguồn lươn giống chủ yếu do rà bắt ngoài tự nhiên hoặc mua từ các tỉnh phía nam chất lượng giống kém, tỉ lệ nuôi sống thấp nên kết quả không ổn định.


Lươn thương phẩm (Ảnh: Thành Nguyên)

Ông Đỗ Minh Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định cho biết: Hiện nay Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN&PTNT) đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm lươn đồng tại Bình Định”. Cụ thể, trong sinh sản lươn đồng tỷ lệ thành thục lươn cái đạt 67,23%, tỷ lệ thành thục lươn đực đạt 90,43%, sinh sản chính vụ 50%. Kết quả ương lươn bột lên lươn hương tỷ lệ sống trung bình đạt 56,02%, khối lượng trung bình 0,3g/con; ương lươn hương lên giống cấp 1 có tỷ lệ sống 76,85%, khối lượng trung bình 4,2g/con và tỷ lệ sống đạt 80,87% đối với ương lươn giống cấp 1 lên cấp 2, khối lượng 15,29g/con. Đồng thời, xây dựng quy trình sinh sản, ương và nuôi thương phẩm lươn đồng tại Bình Định, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản tại địa phương.

Bước đầu lươn giống do Trung tâm Giống thủy sản cung ứng giá còn cao nhưng qua thực hiện mô hình tỷ lệ lươn sống đạt cao và tăng trọng nhanh, lươn khỏe ít bị bệnh, do đó vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện, đề tài “Nghiên cứu thực nghiệm sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm lươn đồng” đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ chuyên ngành tỉnh nghiệm thu cho phép đưa vào sản xuất, chắc chắn giá lươn giống sẽ thấp hơn tạo thuân lợi cho người nuôi.

Cùng với kết quả đạt được từ mô hình, khả năng nhân rộng mô hình sẽ có tính khả thi, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Bình Định sẽ đẩy mạnh khuyến cáo, hỗ trợ kỹ thuật giúp bà con nông dân phát triển nhân rộng mô hình này, tạo nghề nuôi mới nâng cao thu nhập cho người nuôi.

Khuyến Nông Việt Nam, 21/10/2016
Đăng ngày 21/10/2016
Phan Thanh Sơn - Thành Nguyên - Trung tâm Khuyến nông Bình Định
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 07:47 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:47 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 07:47 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 07:47 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 07:47 15/01/2025
Some text some message..