Cá heo chết hàng loạt tại Mỹ vì mắc virus sởi ở người

Ngày 8/11, Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết số lượng cá heo mũi to chết hàng loạt do một loại virus tương tự virus gây bệnh sởi ở người tại khu vực dọc bờ biển phía Đông nước Mỹ đã lên tới 753 cá thể, mức cao nhất từ trước tới nay.

cá heo chết
Xác một con cá heo ở bờ biển.(Nguồn: AFP/TTXVN)

NOAA nêu rõ số liệu thống kê trên thu thập được từ tháng Bảy đến tháng 11 ở các bờ biển từ New York đến Florida. 

Như vậy, chỉ trong bốn tháng, số cá heo mũi to chết dạt vào bờ tăng chóng mặt, gấp 10 lần so với số cá heo chết trung bình trong một năm, thậm chí cao hơn đợt bùng phát dịch virút bệnh sởi vào năm 1987-1988, khiến 740 cá heo chết.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn để ngỏ căn nguyên của hiện tượng cá heo mũi to chết hàng loạt. 

Thông qua xét nghiệm cá heo lưng gù và cá nhà táng nhỏ chết dạt vào bờ, giới nghiên cứu thấy những cá thể này có phản ứng dương tính đối với một loại virus tương tự virus gây bệnh sởi ở người, trong khi đó xét nghiệm trên cá heo đốm, hải cẩu đàn hạc và cá heo mỏ nhọn lại cho kết quả âm tính đối với loại virus trên. 

Do đó, các nhà khoa học chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng liệu loại virút gây bệnh sởi có phải chính là nguyên nhân gây tử vong ở cá heo mũi to hay không.

Bà Teri Rowles, điều phối viên Chương trình cứu giúp mắc cạn và sức khỏe động vật biển có vú thuộc NOAA, cho biết giới khoa học vẫn có nhiều nghi vấn về nguồn gốc cũng như phương thức virút xâm nhập vào cộng đồng cá heo. 

Loài virus nguy hiểm này làm suy yếu hệ miễn dịch của cá heo ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những cá thể nhỏ tuổi hơn. 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tạm thời không có phương pháp nào để ngăn chặn sự lan truyền của loại virus trên.

Theo NOAA, hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy virút gây bệnh sởi ở cá heo có thể truyền sang người, tuy nhiên các nhà khoa học cảnh báo con người có thể nhiễm khuẩn bệnh nấm khi tiếp xúc với những cá thể bị nhiễm bệnh này. 

NOAA cũng thừa nhận công tác trục vớt xác cá heo chết đang là vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các địa phương, khi số cá thể chết dạt bờ gia tăng nhanh chóng.

Trước đó, thông qua các xét nghiệm 33 mẫu phẩm từ xác cá heo, các nhà khoa học Mỹ đã xác định một loạt virus tương tự loại virus gây bệnh sởi ở người và virus gây bệnh sốt ho ở loài chó, có thể là nguyên nhân dẫn tới "vụ thảm sát" này. 

Loại virus này tấn công hệ miễn dịch, phổi và não bộ của cá heo, khiến cá thể bị suy kiệt và dễ bị mắc các căn bệnh khác trong đó có viêm phổi dẫn đến tử vong. Một số xác cá heo có những thương tổn trên da, miệng hoặc phổi. 

Nghiên cứu cũng cho thấy loài virus gây bệnh sởi này có thể lan truyền thông qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa các cá thể./. 

TTXVN/Vietnam+, 09/11/2013
Đăng ngày 10/11/2013
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:33 16/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 14:33 16/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 14:33 16/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 14:33 16/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 14:33 16/12/2024
Some text some message..