Các chất có hoạt tính từ động vật thân mềm ở Cát Bà

Trong một nghiên cứu vừa được nghiệm thu, các nhà khoa học đã xác định được tên khoa học của 13 mẫu động vật thân mềm tại khu vực quần đảo Cát Bà, Hải Phòng, sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu dịch chiết lấy từ chúng.

Các chất có hoạt tính từ động vật thân mềm ở Cát Bà
Doriprismatica atromarginata. Ảnh: Internet

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào, kháng vi sinh vật kiểm định và tìm kiếm các chất hóa học có hoạt tính từ 10 loài động vật thân mềm ở khu vực Cát Bà" được viện giao cho Viện Hóa sinh biển thực hiện trong 2 năm từ 2014-2016. nhằm nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thân mềm.

Đề tài do ThS Phan Thị Thanh Hương là chủ nhiệm, được hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiệm thu và đánh giá xếp loại xuất sắc.

hoạt chất trên động vật thân mềm, thân mềm, phân lập hoạt chất loài thân mềm
Một số loài động vật thân mềm được nghiên cứu trong đề tài. Ảnh: VAST

Kết quả, các tác giả đã thu thập và xác định được tên khoa học của 13 mẫu động vật thân mềm tại khu vực quần đảo Cát Bà; sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định (trên 8 chủng vi sinh vật) và hoạt tính gây độc tế bào (trên các dòng tế bào MCF7, HepG2, Lu, F1) của các mẫu dịch chiết từ những mẫu thu thập được.

Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp, họ đã phân lập thành công 16 hợp chất sạch từ 3 mẫu động vật thân mềm Anadara (Tegillarca) granosa (Linne', 1758), Doriprismatica atromarginata (Cuvier, 1804), Monodonta labio (Linnaeus, 1758). Trong đó, có 2 hợp chất mới được phân lập từ loài ốc đá Monodonta labio (Linnaeus, 1758) được đặt tên là monodontins A và monodontins B.

Nhóm nghiên cứu cũng đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính gây độc tế bào đối với các hợp chất sạch phân lập được.

Đề tài đã công bố 3 bài báo, trong đó có 1 bài trên tạp chí thuộc danh mục SCI, 1 bài thuộc danh mục SCIE. Đề tài được đánh giá là đã góp phần bổ sung các dẫn liệu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của một số loài động vật thân mềm ở khu vực Cát Bà và ở Việt Nam nói chung; là kết quả bước đầu để định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về thân mềm ở Việt Nam.

Thân mềm là một ngành động vật có lợi ích kinh tế cao, tiềm năng khai thác lớn. Các sinh vật biển chiếm gần 80% số sinh vật trên thế giới và là nguyên liệu làm nên nhiều sản phẩm như thực phẩm, nước hoa, bột màu, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh… Đến nay, có khoảng 10.000 hợp chất có hoạt tính sinh học nguồn gốc động vật biển đã được công bố. Trong đó, ngành Thân mềm có nhiều chủng loại, chiếm khoảng 23% tổng số loài sinh vật biển đã được đặt tên. Việt Nam có hơn 90.000 loài thuộc ngành này.

Báo Khoa Học & Phát Triền
Đăng ngày 08/09/2017
P.V
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 01:48 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 01:48 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 01:48 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:48 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 01:48 16/11/2024
Some text some message..