Chiến lược ba tầng kiểm soát EHP trên tôm

Một nhóm các nhà khoa học Ấn Độ đã có cảnh báo về một mối đe dọa không nhỏ có thể trở thành tai họa cho ngành nuôi tôm của nước này do EHP gây ra. Báo cáo là một lời khuyến cáo chi tiết và thực tế về cách đề phòng hữu hiệu EHP theo “chiến lược 3 tầng”.

Chiến lược ba tầng kiểm soát EHP trên tôm
Chiến lược kiểm soát EHP trên tôm từ tôm bố mẹ, chuẩn bị ao, quản lý ao. Ảnh minh họa vibo.com

EHP đe dọa tôm thẻ chân trắng toàn châu Á

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một ký sinh trùng phát hiện trong tôm nuôi chậm lớn. Nó đã được phát hiện đầu tiên trong gan tụy của tôm Nhật Bản P. japonicas từ Úc vào năm 2001 như là một vi bào tử không rõ tên. Sau đó chúng gây hại cho tôm sú P.monodon ở Thái Lan năm 2009 (Tourtip và cộng sự, 2009).

EHP là một loài vi bào tử sống ký sinh phát hiện trong tôm. Kích thước của bào tử là 1,7 x 1,0 μm, hình bầu dục (Rajendran et al., 2016). Chúng tồn tại và gây tổn thương chủ yếu trên gan tụy. Không có dấu hiệu nhiễm bệnh cụ thể nào được thấy trong tôm bị nhiễm EHP. Người ta nghi ngờ sự phát triển chậm của tôm và xác định tác nhân bằng phương pháp mô học hoặc phân tử. Bệnh lan truyền qua thức ăn từ tôm sang tôm và cuối cùng lây nhiễm sang toàn bộ hệ thống (Tangprasittipap và cộng sự, 2013). Các báo cáo gần đây cho thấy EHP là loài đặc hữu của châu Á và Úc và đang đe dọa tôm thẻ chân trắng L. vannamei.

Cơ chế tác động của EHP

EHP chỉ lây nhiễm vào các tế bào biểu mô ống ở gan tụy trong tôm làm hạn chế lượng dinh dưỡng, cá thể tôm bị nhiễm bệnh không hấp thu được dinh dưỡng và bị đói. Chúng không gây tử vong trên tôm nhưng kết quả là sự chậm phát triển một cách trầm trọng.

Sự gây hại do EHP tác động có mối quan hệ trực tiếp với số lượng bào tử ở gan tụy của tôm. Báo cáo của các nhà sản xuất cho thấy sự tăng trưởng của tôm càng xanh đã được báo cáo là giới hạn ở mức khoảng 12g, sản lượng khoảng 9 tấn/ha so với sản lượng trung bình là 12 tấn / ha. FCR có khuynh hướng gia tăng khi có EHP hiện diện và tăng trưởng chậm (từ 12g trở lại) được ghi nhận.

Chẩn đoán EHP

Phương pháp phát hiện Nested -PCR  (Tang, et al., 2015) và phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt LAMP (Loop-mediated isothermal amplification) có sẵn để kiểm tra phân của tôm bố mẹ và kiểm tra toàn bộ PL với sự có mặt của EHP (Tangprasittipap et al. 2013 và Suebsing et al, 2013).

kiểm soát EHP trên tôm, EHP trên tôm sú, enterocytozoon hepatopenaei

Enterocytozoon hepatopenaei trên tế bào biểu mô ống của tôm sú nhiễm bệnh. (A) Mẫu nhuộm H&E của mô gan tụy cho thấy có nhiều bào tử của EHP (mũi tên). (B) Mẫu tươi của bào tử EHP. (C và D) Phần mô gan tụy cho thấy tính ưa acid và các thể vùi trong tế bào chất của tế bào biểu mô ống lượn (mũi tên). (E) Bào tử ở giai đoạn sớm (a) và giai đoạn trưởng thành (b). (Source: Somjintana Tourtip et al., 2009).

kiểm soát EHP trên tôm, EHP trên tôm sú, enterocytozoon hepatopenaei

Enterocytozoon hepatopenaei (Microsporidian). Kích cỡ bào tử rất nhỏ, chỉ khoảng trên dưới 1 micron, rất khó nhìn nếu soi tươi dưới kính hiển vi quang học. 

Các mầm bệnh cũng có thể được phát hiện bằng kính hiển vi quang học bằng cách sử dụng vật kính 100 với các phần mô màu hoặc đốm của HP, điều này dựa trên việc tìm ra các bào tử đặc trưng cực nhỏ (đường kính nhỏ hơn 1 micron) và đôi khi số lượng cũng rất ít, ngay cả trong mẫu bệnh phẩm bị nhiễm nặng. Do đó, phương pháp phát hiện PCR được ưu tiên và phù hợp để phát hiện EHP. Mặc dù hiệu quả, việc kiểm tra nguồn gốc con giống đòi hỏi việc kiểm tra từng con vật, một thực tế rất tốn kém..

Kiểm soát EHP

Một loại thuốc cụ thể được sử dụng để điều trị ký sinh trùng không có hiệu quả chống lại EHP vì tính đặc hiệu của chúng nằm trong các mô bào. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố giúp giảm thiểu thiệt hại. Đầu tiên và quan trọng nhất  trong kiểm soát bệnh EHP trên tôm là mật độ thả giống. Mật độ thả thấp hơn, sẽ có tác động ít hơn từ các bào tử. Tại Ấn Độ, các trang trại có mật độ 20 con/m2 có sự tăng trưởng tốt hơn và tôm lớn hơn các ao có mật độ 50/m2. Một yếu tố thứ hai là độ mặn. Nồng độ muối thấp EHP sẽ ít tác động hơn và tôm tăng trưởng tốt hơn; độ mặn cao dường như tương quan với sự tăng trưởng kém và tác động lớn hơn từ EHP. Hơn nữa, giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có một chiến lược ba tấng kết hợp: an toàn sinh học trong sản xuất, chuẩn bị và tăng cường cảnh giác trong suốt quá trình nuôi.

Chiến lược Ba tầng kiểm soát EHP trên tôm

1. An toàn sinh học trong các trại sản xuất giống

Các thực tiễn khoa học và các quy trình về an toàn sinh học ở các trại sản xuất giống có thể giúp kiểm soát EHP. Hầu hết các loài tôm sạch bệnh SPF nhập khẩu vào Thái Lan là hạn chế được EHP nhưng chúng thường bị ô nhiễm trong các cơ sở nuôi và trại sản xuất thức ăn thuần dưỡng do an toàn sinh học kém.

Thức ăn tươi sống

Một mối nguy nghiêm trọng trong an toàn sinh học là việc sử dụng động vật sống (ví dụ như giu nhiều tơ, trai, v..v ...) từ các nguồn địa phương hoặc nhập khẩu để nuôi tôm bố mẹ. Tôm bố mẹ trưởng thành trong ao, cũng như thức ăn sống bị nhiễm bệnh, EHP có thể lây lan qua phân. Việc sử dụng các động vật sống bao gồm giun nhiều tơ, trai, mực và artemia trong các cơ sở nuôi tôm bố mẹ có nguy cơ đáng kể về an toàn sinh học. Các thức ăn sống như các loài nhuyễn thể không gây nguy hiểm. Nguồn cấp thức ăn sống nên được sử dụng đông lạnh, tiệt trùng hoặc thậm chí chiếu xạ.

Xử lý khử trùng

kiểm soát EHP trên tôm, EHP trên tôm sú, enterocytozoon hepatopenaei

Các cơ sở chế biến và trại sản xuất phải được làm sạch hoàn toàn, rửa sạch và khử trùng bằng caustic soda (Dung dịch natri hydroxyd 2,5%). Đã được đề nghị rằng tất cả các thiết bị, đường ống và bồn chứa phải được ngâm trong dung dịch sodium hydroxide 2.5% trong ít nhất 3 giờ. Sau khi xử lý ngâm, nên được rửa sạch và tất cả các vật liệu được đã xử lý phải để khô trong một thời gian. Trước khi sử dụng, rửa bằng chlorine ở 200 ppm và pH dưới 4,5. Hoặc rửa và ngâm với hỗn hợp nước ngọt và các chất hoá học (iodine và formaldehyde) để làm suy yếu sự thụ động của bào tử trứng và nauplii làm giảm việc truyền bệnh.

2. Chuẩn bị ao nuôi

Chất hữu cơ cao thường liên quan đến số lượng bào tử. Do đó, phải xử lý lượng mùn bã hữu cơ đúng cách trước khi thả. Vì các bào tử thường kháng với nhiều điều kiện môi trường, với những loài khác nhau có tính nhạy cảm khác nhau, những gợi ý chung là phải loại bỏ các chất hữu cơ tích tụ và làm cho pH đáy ao lên đến 12 để có thể giết chết bào tử. Nó đã được khuyến cáo dùng để khử trùng cho ao đất với liều lượng rất lớn canxi oxit hoặc vôi, ở mức 6.000 kg/ha hoặc cao hơn. Đáy ao phải khô hoàn toàn.

3. Quản lý ao nuôi đảm bảo nước ao sạch và đáy ao sạch

Sau khi lắng đọng trầm tích, sử dụng các sản phẩm xử lý thích hợp từ giai đoạn đầu của quá trình nuôi để ngăn sự tích tụ một lượng lớn chất hữu cơ. Có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với thay nước và xi phong nền đáy. Mục đích là làm giảm lượng chất hữu cơ tích tụ và do đó làm giảm nơi cư trú tiềm tàng của các bào từ trùng.

ATM
Đăng ngày 11/09/2017
TRỊ THỦY
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:00 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:00 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:00 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:00 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:00 17/12/2024
Some text some message..