Công nghệ lên men vi sinh vật
Về nguyên tắc khoa học, công nghệ này bao gồm bốn bước cơ bản sau:
• Tuyển chọn giống vi sinh vật
Thông thường, người ta sẽ phân lập các chủng vi sinh vật từ đất, nước, thực phẩm… và chọn ra các chủng vi sinh có khả năng tổng hợp enzyme cao với số lượng nhiều. Tuy nhiên, cần phải sử dụng đến các công nghệ gây đột biến gen để tăng lượng enzyme thu được từ các chủng vi sinh vật.
• Bảo quản giống vi sinh vật
Sau khi hoàn thành quy trình tuyển chọn, chúng ta cần phải bảo quản chủng vi sinh vật. Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng là: phương pháp cấy chuyền, phương pháp đông khô, phương pháp bảo quản lạnh sâu.
• Nuôi cấy vi sinh vật
Thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy sẽ tác động rất nhiều đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. Do đó, môi trường nuôi cấy phải đầy đủ các thành phần Cacbon (C), Nito(N), Hidro(H), Oxy(O)… Và một số muối khoáng như Mg, Ca, K, Zn… Nguồn cung cấp các chất này phụ thuộc vào quy trình sản xuất ở mỗi công ty. Ngoài ra, cần chú ý đến các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, pH, thiết bị và phòng nuôi cấy. Hiện nay, có 2 phương pháp nuôi cấy chính là nuôi cấy bề mặt và nuôi cấy chìm.
• Tách và làm sạch chế phẩm enzyme
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến số lượng và chất lượng của enzyme thu được. Có nhiều phương pháp vật lý cũng như hóa học được sử dụng kết hợp trong quá trình này. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp cộng hóa trị của chất mang, dùng để tạo ra enzyme không tan.
Thị trường enzyme thương mại
Các công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này như BASF và Danisco, trong đó công ty Novozymes chiếm hơn 40% thị trường enzyme thức ăn chăn nuôi. Tại Ấn Độ, công ty Biocon là công ty sản xuất và nhập khẩu enzyme thức ăn chăn nuôi lớn nhất nước này, ngoài ra còn có một số công ty khác như Monozyme industrial Ltd., Zeus Biotech, Hyderabad….