Giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng

Người nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong 6 tháng gần đây giá tôm nguyên liệu trên địa bàn giữ ổn định và có chiều hướng tăng dần tháng sau cao hơn tháng trước. Hiện tại, giá tôm sú, tôm thẻ tăng trung bình trên dưới 20.000 đồng/kg so với đầu năm.

Giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng
Giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu tăng

Cụ thể, giá tôm sú nguyên liệu được thương lái mua tận hộ dân, loại 20 con/kg từ 260.000-270.000 đồng/kg, loại 30 con giá từ 215.000-225.000 đồng/kg, loại 40 con từ 170.000-185.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 35-40 con giá từ 145.000-150.000 đồng/kg, loại 80-100 con có giá từ 102.000-112.000 đồng/kg…; trong đó, giá tôm sú nguyên liệu loại cỡ lớn tăng mạnh nhất, hiện tăng khoảng 20% so với cùng kỳ; riêng tôm thẻ chân trắng tăng trung bình khoảng 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, loại tôm sú sống chạy ôxy có giá bán cao hơn tôm ướp đá từ 10.000 - 30.000 đồng/kg nhưng luôn hút hàng.

Cùng với đó, giá các loại tôm đất, bạc cũng đứng ở mức cao, nhất là tôm đất sống, loại nhất luôn khan khiếm hàng, có giá khoảng 150.000 đồng/kg, tôm bạc dao động từ 60.000- 70.000 đồng/kg loại lớn.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu, giá tôm nguyên liệu có chiều hướng tăng gần đây là do nguồn cung thiếu. Hơn nữa phần lớn diện tích nuôi tôm quảng canh đang vào mùa cải tạo ao đầm, đối với diện tích nuôi tôm công nghiệp thì độ nước mặn trong ao chưa đủ để thả nuôi. Riêng sản lượng tôm khai thác, đánh bắt trên biển không tăng nhiều so với cùng kỳ, trong khi đó gần đây các doanh nghiệp trên địa bàn nhận được nhiều đơn đặt hàng mới, nhu cầu thị trường xuất khẩu các mặt hàng tôm chế biến, đông lạnh có chiều hướng tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm mới.

Mặc dù thời gian qua giá tôm trên thị trường có chiều hướng tăng ổn định, người dân yên tâm đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nhưng do thời tiết không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, dịch bệnh chưa kiểm soát chặt tốt… dẫn đến diện tích tôm nuôi thiệt hại cao.

Nhằm giúp người dân sản xuất đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã yêu cầu ngành chuyên môn, các địa phương tiếp tục theo dõi và hướng dẫn nông, ngư dân tuân thủ quy hoạch và khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2017. Đồng thời khuyến cáo các mô hình nuôi phát triển bền vững, gắn lợi ích với trách nhiệm bảo vệ môi trường vùng nuôi; khuyến cáo các doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tôm giống chất lượng cao, sạch bệnh, từng bước hình thành trung tâm sản xuất tôm giống có uy tín, thương hiệu mạnh của vùng và cả nước.

Sở cũng chỉ đạo quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; phân công cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành thủy sản bám sát địa bàn, chỉ đạo sát thực tế, nắm chắc tình hình, hướng dẫn bà con nuôi tôm theo hướng bền vững, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt hơn 137.000 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh gần 8.000 ha. Nhưng, do nhiều yếu tố khách quan, thiên tai bất lợi đã làm thiệt hại hơn 5.000 ha. Tính đến thời điểm này, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt gần 250.000 tấn; trong đó, tôm hơn 86.000 tấn, đạt hơn 77% so với kế hoạch, và tăng 105% so với cùng kỳ.

TTXVN
Đăng ngày 22/09/2017
Huỳnh Sử
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 18:31 15/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 18:31 15/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 18:31 15/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 18:31 15/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:31 15/12/2024
Some text some message..