Guanosine monophosphate với miễn dịch cá tráp

Hiệu quả của việc bổ sung Guanosine monophosphate (GMP) vào thức ăn cho cá tráp (P. major)làm cá tăng trưởng tốt, tăng tỉ lệ sống, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch và các chỉ tiêu huyết học của cá, qua đó tăng khả năng chống chịu stress.

Guanosine monophosphate với miễn dịch cá tráp
Ảnh minh họa.Nguồn: Takuyamorihisa

Giới thiệu

Nucleotides bao gồm một nhóm các phân tử sinh học có các chức năng sinh lý và sinh hóa cần thiết bao gồm: mã hóa thông tin di truyền, đóng vai trò trung gian trong chuyển hóa năng lượng và truyền tín hiệu. Đối với động vật thủy sản, việc bổ dung nucleotide và nucleoside đã cho thấy kết quả trong kích thích tăng trưởng cũng như sức đề kháng.

Guanosine monophosphate (GMP) là một nucleotide purine bao gồm: nhóm phosphate, poseose đường ribose và nucleobase guanine; do đó nó là một ribonucleoside monophosphate và được sử dụng như một monomer của RNA. Trong nuôi trồng thuỷ sản, GMP đã được nghiên cứu chủ yếu là một phần của nucleotide để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Bổ sung GMP vào thức ăn của cá thu, kết quả cho thấy tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cơ chế đáp ứng miễn dịch của cá. GMP có khả năng kích thích tăng trưởng và miễn dịch đặc hiệu thông qua các thông số như: tăng anion superoxide bạch cầu trên thận (O2) và nồng độ globulin miễn dịch toàn phần (Ig) của cá mú (Epinephelus malabaricus).

Cá tráp là một trong số những loài hải sản có giá trị kinh tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Với giá trị kinh tế mang lại, thì việc phát triển nuôi thâm canh loài cá này ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, phát triển nuôi thâm canh với mật độ cao thường dẫn đến khó kiểm soát được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, cũng như khả năng chống chịu lại sự tấn công của cá đối với mầm bệnh cũng hạn chế. Nghiên cứu bổ sung inosone và nucleotide vào thức ăn cho cá bước đầu cho khả năng kích thích tăng trưởng và sức khỏe của cá. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về tác động của việc bổ sung GMP vào thức ăn cho cá.

Tác dụng của các nucleotide phải được nghiên cứu đơn lẻ trên từng đối tượng, do tác động của chúng là khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu hiện nay đã được tiến hành để đánh giá tác động của việc bổ sung GMP vào thức ăn lên sự phát triển, hoạt động của enzyme tiêu hóa, đáp ứng miễn dịch và khả năng chống chịu stress của cá tráp (P. major).

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm nghiên cứu thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Kagoshima, Nhật Bản. Nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung GMP vào thức ăn lên tăng trưởng, khả năng chống chịu stress, khả năng chống chịu, hoạt động của enzyme tiêu hóa và cá chỉ tiêu huyết học của cá tráp.

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá tráp với trọng lượng ban đầu trung bình là 3.4 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 15 cá/bể. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo lượng nước được thay đổi 100%/ngày. Cá được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa và phân được xiphong mỗi ngày. Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (23,8±1,9oC), pH (8,1±0,7), và độ mặn (34,5±0,5o/oo). Cá được cho ăn theo nhu cầu. Các chỉ tiêu tăng trưởng và huyết học của cá được thu sau 56 ngày thí nghiệm.

Nghiệm thức

Hàm lượng Guanosine monophosphate (GMP) bổ sung vào thức ăn (%)

CT

0

GMP-0.1

0,1

GMP-0.2

0,2

GMP-0.4

0,4

GMP-0.8

0,8

Kết quả nghiên cứu:

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 56 ngày nuôi; tỷ lệ sống ở các nghiệm thức dao động từ 91.7%-96.7%, không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0.05); cá ở các nghiệm thức có bổ sung GMP vào thức ăn cho thấy tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với đối chứng. 

Các chỉ tiêu miễn dịch của cá bao gồm: tính kháng khuẩn (BA), hoạt động thực bào (PA), hàm lượng protein trong huyết thanh (TSP), hoạt động của lysozyme (LA), chỉ số CAT, và NBT. Kết quả chỉ ra rằng thức ăn có bổ sung GMP-0.4 kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch của cá.

Thí nghiệm oxy hóa stress (OS) nhằm đánh giá tính mẫn cảm (intensity ability) và khả năng chịu đựng (tolerance ability): cá ở nghiệm thức GMP-0.2 nằm trong vùng A, cho thấy ít mẫn cản với OS, cá ở nghiệm thức GMP-0.4 và GMP-0.8 nằm trong vùng B và C cho thấy mức độ mẫn cảm của cá, và vùng mẫn cảm nhất, vùng D đối với cá ơt nghiệm thức CT và GMP-0.1. Cá sau thí nghiệm gây sốc bằng cách bỏ vô nước ngọt để đo giá trị LT50, kết quả cho thấy giá trị LT50 của cá ở nghiệm thức GMP-0.4 cao hơn so với nghiệm thức CT (P<0.05).

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung Guanosine monophosphate (GMP) vào thức ăn cho cá tráp (P. major). Bổ sung GMP vào thức ăn cho kết quả tăng trưởng tốt, tăng tỉ lệ sống, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích cơ chế đáp ứng miễn dịch và các chỉ tiêu huyết học của cá, qua đó tăng khả năng chống chịu stress. Hàm lượng GMP được khuyến cáo có tác dụng kích thích tăng trưởng và sức khỏe của cá tráp dao động trong khoảng 0,45-0,48%.

Theo: Fish & Shellfish Immunology 

Đăng ngày 23/10/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 03:29 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:29 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:29 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:29 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:29 18/11/2024
Some text some message..