Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018

Để chủ động mùa vụ nuôi tôm, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2018, Tổng cục Thủy sản hướng dẫn Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018 đến các địa phương ven biển như sau:

Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018
Bà con nuôi tôm theo dõi lịch thời vụ để đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả.

Khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ

1. Đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế

- Nuôi tômsú: thả giống từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018.

- Nuôi tôm thẻ chân trắng:

+ Nuôi chính vụ: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018.

+ Nuôi tôm vụ đông (những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định): thả giống từ giữa tháng 9 đến hết tháng 10 năm 2018.

2. Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

- Tôm sú: thả giống từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2018.

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018.

3. Đối với các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018.

+ Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 (một số địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9 năm 2018).

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2018 (một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể thả giống đến tháng 12 năm 2018).

4. Đối với các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh)

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: thả giống từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2018.

+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng: thả giống từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2018 (một số cơ sở có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10 năm 2018).

5. Đối với các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Tôm sú:

+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: thả giống từ tháng 1 đến tháng 9 và tháng 11 đến tháng 12 năm 2018.

+ Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm: thả giống quanh năm.

+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm rừng: thả giống từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 năm sau.

+ Nuôi luân canh tôm – lúa: thả giống từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018. Sau đó thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 đến tháng 10 năm 2018.

- Tôm thẻ chân trắng: thả giống từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 9 năm 2018.

6. Đối với hình thức nuôi tôm trong hệ thống ao nuôi có mái che

Các địa phương có cơ sở nuôi trong hệ thống ao có mái che; có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo; kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh cóthể thả giống quanh năm.

II. QUẢN LÝ MÙA VỤ THẢ GIỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ven biển:

- Căn cứ vào khung mùa vụ chung, tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn.

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các địa phương phổ biến lịch mùa vụ, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ việc thả giống.

- Triển khai các nhiệm vụ kiểm soát tốt chất lượng con giống, các yếu tố đầu vào dùng trong nuôi trồng thủy sản.

- Khuyến cáo các cơ sở/vùng nuôi liên kết với Hiệp hội tôm giống/cơ sở sản xuất giống có uy tín để cung ứng giống; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc đảm bảo chất lượng con giống, đồng thời giúp cho việc quản lý chất lượng giống từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được tốt hơn.

- Khuyến cáo người nuôi nên ương dưỡng và sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm, do vậy cơ sở nuôi cần có bể, ao nương để ương dưỡng giống trước khi thả nuôi ít nhất 20 ngày.

2. Đối với những tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, ngay từ đầu vụ cần tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, kiểm tra việc sử dụng tôm bố mẹ theo đúng quy định để đảm bảo sản xuất ra con giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.

3. Đối với quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến tại ĐBSCL: Nghiêm túc thực hiện theo văn bản số 3278/BNN-TCTS ngày 19/4/2017, có tổng kết đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế, xã hội để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý cho các năm tiếp theo.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố ven biển trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Tổng cục Thủy sản.

Khuyến Nông Quốc Gia
Đăng ngày 05/01/2018
BBT
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 08:56 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 08:56 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 08:56 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 08:56 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 08:56 03/06/2023