Làm thế nào phân biệt cá tra và cá basa?

Tôi xin có thêm một số thông tin từ kinh nghiệm đi chợ của mình, để chia sẻ cho mọi người tránh được chuyện mua lầm khi đi chợ.Trên thị trường hiện nay, họ cá tra có năm loại thường gặp: cá tra, cá ba sa và cá hú (nuôi), cá dứa và cá bông lau (thiên nhiên). Chúng có hình dạng giống nhau, khiến các bà nội trợ khó phân biệt.

Thịt cá basa, thịt cá tra.
Thịt cá basa có màu trắng, thớ nhỏ hơn thớ thịt cá tra.

Để tránh bị lừa, người mua có thể căn cứ vào những đặc điểm sau:

1. Xem đầu. Đầu cá ba sa ngắn, dẹp theo chiều đứng; lỗ hõm giữa xương sọ cạn, hẹp nhưng dài; miệng nằm hơi lệch; dải răng hàm trên to rộng, nhìn thấy được khi khép miệng. Đầu cá tra to, gồ, bè ra, dẹp theo chiều ngang; lỗ hõm giữa xương sọ sâu, rộng nhưng ngắn; miệng rộng nằm ở giữa, khép miệng không lòi răng… hô. Cá hú đầu to hơi tròn, hàm dưới hơi rộng, hàm trên nhô ra.

2. Xem râu. Họ cá tra đều có hai đôi râu. Râu hàm trên cá basa dài bằng nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới ngắn, bằng 1/3 chiều dài đầu. Hai đôi râu của cá tra dài hơn, tới mắt và mang cá. Râu hàm trên cá hú dài đến vây ngực, râu hàm dưới ngắn hơn...

3. Xem tướng. Cá basa thân ngắn, hơi dẹp hai bên, lườn tròn, bụng to, mặt lưng có màu xanh nâu nhạt, mặt bụng màu trắng. Cá tra thân dài, bụng hơi nhỏ, mặt lưng màu xanh sậm, cầm lên ngang tầm mắt thấy màu sáng bạc, lấp lánh ở sống lưng. Mình cá hú dẹp hơn, nhưng bụng cá hú to nhất, mặt lưng xám đen, mặt bụng trắng xám.

4. Giải phẫu. Thớ thịt cá basa nhỏ, đều, có màu trắng; bụng có hai múi mỡ to, hình giống như múi bưởi, màu trắng. Thớ thịt cá tra to, mỡ không trắng; riêng cá tra nuôi hầm có mỡ màu vàng, có mùi hôi, nếu kho gừng thì mùi càng nồng hơn. Tuy nhiên, nếu cắt ra từng khoanh, rất khó phân biệt được các loài thuộc họ cá tra.

Cá ba sa hiện được nuôi rất ít, vì phải nuôi ở thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu đến sáu tháng mới thu hoạch. Trong khi cá tra nuôi được ở hạ nguồn và chỉ nuôi bốn tháng, nhưng Mỹ vẫn chấp nhận phi lê cá tra như cá basa. Riêng cá hú chưa xuất khẩu được, chỉ bán trong nước nên không được giá, mặc dù thịt cá hú và cá ba sa ngon hơn thịt cá tra nhiều.

Riêng cá bông lau và cá dứa chưa nhân giống và nuôi được, nên hiếm có ở chợ bình dân, giá cao thịt rất ngon, nên ít sợ lầm. Do đánh bắt tự nhiên, kích cỡ cá dứa và bông lau không đồng đều như các loại cá nuôi. Hình dạng và màu sắc cá dứa và bông lau rất giống nhau. Da mặt lưng màu xám nhạt, thịt và mỡ trắng tinh, đặc biệt các vây bụng, vây đuôi, vây lưng, vây ngực màu trắng, nhưng ở phía ngoài cùng có màu vàng, khác hẳn các vây cá nuôi.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 22/10/2013
Nguyễn Thị Lâm
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:32 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 10:32 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:32 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:32 24/12/2024

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 10:32 24/12/2024
Some text some message..