Lượng mưa ảnh hưởng đến các thông số ao nuôi tôm

Biết được lượng mưa ảnh hưởng đến các thông số ao nuôi tôm để có những biện pháp phòng tránh kịp thời cho tôm.

Lượng mưa ảnh hưởng đến các thông số ao nuôi tôm
Lượng mưa ảnh hưởng đến các thông số ao nuôi tôm. Hình minh họa

1. Tổng quan

Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ và Viện nghiên cứu Quốc tế về Khí hậu và Xã hội đã đưa ra thông báo 60% khả năng La Nina phát triển trong quý cuối của năm 2016. Khác El Niño, với La Niña, chúng ta sẽ chứng kiến những cơn bão kéo dài, lượng mưa lớn, gió mùa mạnh và gió lớn dẫn đến nhiều cơn bão lớn và bão nhiệt đới. Chuyện này có ý nghĩa gì và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nuôi tôm ở Đông Nam Á.

Năm 2016, thời tiết nóng bức trong 6 – 7 tháng đầu và mùa mưa đang đến. Hiệu ứng La Nina có thể thường kéo dài trong 2 – 3 năm. Lượng mưa quá mức ảnh hưởng như thế nào đến các thông số của ao nuôi tôm?

Mưa gây tác động rất nghiêm trọng đến nuôi tôm. Ảnh hưởng đối với tôm bao gồm cong thân, chán ăn và giảm tiêu thụ thức ăn, tôm bám bờ (2 – 3 ngày sau khi mưa) và mang đen hoặc tôm bẩn. Từ một số quan sát và ghi chép, ở miền Nam Thái Lan, tỷ lệ tôm chết có thể dao động từ 2 – 3% đến 50%. Chúng tôi thu thập số liệu thống kê và dữ liệu liên quan với báo cáo thời tiết. Không còn nghi ngờ gì nữa, lượng mưa lớn có thể gây tỉ lệ chết nhiều.

Người nuôi phải nhận thức được một số tác động trực tiếp và gián tiếp do mưa đến các thông số nước trong ao nuôi tôm. Trong bài báo này, chúng ta thảo luận về những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của lượng mưa lớn đối với nuôi tôm và chỉ ra những tác động chính về lượng mưa ảnh hưởng đến việc nuôi tôm.

2. Tác động trực tiếp và gián tiếp

a) Tác động trực tiếp: Các tác động trực tiếp đến nước ao nuôi là làm giảm nhiệt độ, oxy, pH, độ kiềm và độ mặn. Sự xáo trộn âm thanh và sóng gia tăng và nước mưa chảy từ bờ xuống ao.

mưa, ảnh hưởng mưa đến tôm, nuôi tôm, thông số môi trường ao nuôi

Về nhiệt độ:

+ Trong những ngày mưa lớn hoặc kéo dài và những ngày có nhiều mây thì sẽ có ít ánh sáng mặt trời chiếu xuống tới bề mặt ao. Gió thổi ngang qua bề mặt ao có thể làm cho nhiệt độ nước ao giảm xuống 2 – 3oC. Nhiệt độ nước ao nuôi tối ưu trong khoảng 30 – 31oC. Khi nhiệt độ giảm xuống 1oC, mức độ tiêu thụ thức ăn thường sẽ giảm 5 – 10%. Do đó, giảm 3oC có thể làm cho mức tiêu thụ thức ăn giảm xuống 30%. Khi nhiệt độ nước giảm, thức ăn trở nên ít ngon miệng hơn và tôm là loài máu lạnh bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nước bên ngoài.

+ Hoạt động của tôm cũng chậm lại. Tôm sẽ di chuyển ít hơn và có xu hướng tập trung ở đáy ao. Điều này sẽ làm tăng đáng kể mật độ tôm ở đáy ao. Khi chuyện này xảy ra, theo cạnh tranh tự nhiên, tôm sẽ bị căng thẳng nhiều hơn khi cạnh tranh trong môi trường lượng oxy và không gian bị hạn chế.

+ Khi bề mặt nước mát hơn sau khi mưa, tôm sẽ di chuyển đến các khu vực ấm hơn trong ao, mà tiếc là thường là vào khu vực bùn. Ở đây, tôm bị phơi nhiễm với khí H2S độc hại và vi khuẩn gây bệnh. Ở những khu vực này, nồng độ oxy thường thấp, không những thế trong lúc mưa, nồng độ oxy có thể tụt xuống đến 0.

+ Trong các biến động nhiệt độ bình thường, hoạt động của vi sinh vật tăng lên khi nhiệt độ tăng, theo đó làm giảm lượng chất hữu cơ. Một khi có sự giảm nhiệt đột ngột, vi khuẩn cũng giảm hoạt động của chúng. Điều này dẫn đến tích tụ nhiều chất hữu cơ hơn trong ao. Khi nhiệt độ tăng trở lại sau vài ngày, sẽ dẫn đến sự phát triển lượng lớn vi khuẩn đột ngột vì có rất nhiều chất hữu cơ để vi sinh vật ăn. Điều này cũng sẽ tiêu tốn nhiều oxy hơn bởi vật chất hữu cơ đang bị phân hủy trong tình trạng oxy thấp.

Oxy hòa tan thấp:

Trong ao, thường có hai nguồn oxy hòa tan (DO): từ các máy sục khí và từ thực vật phù du. Trong suốt giai đoạn mưa kéo dài, hoạt động của thực vật phù du sẽ chậm lại vì có ít ánh sáng mặt trời. Việc này là không mong muốn; tuy hoạt động của tôm giảm do những thay đổi nhiệt độ nhưng nhu cầu oxy của tôm vẫn còn cao hoặc như bình thường. Các sục khí cung cấp oxy hòa tan và nếu nước không được trộn đều đúng cách, hiện tượng phân tầng nước ao, tù nước sẽ xảy ra. Lớp nước ngọt (phân tầng) trên bề mặt ao khiến cho oxy khó hòa tan vào phần nước còn lại. Mức DO có thể giảm từ 4 ppm xuống 2 ppm và sau đó đến 1,5 ppm trong nửa giờ nếu không hành động ngay lập tức.

Độ mặn và độ kiềm:

+ Do nước ao nuôi bị pha loãng bằng nước mưa, cả độ mặn và độ kiềm đều giảm. Để cho tôm cứng vỏ, tôm cần có đủ khoáng chất (kiềm) trong nước. Khi độ mặn giảm xuống rất nhanh, tôm đã lột xác sẽ không cứng vỏ được trong khoảng thời gian thông thường. Việc ăn thịt đồng loại sẽ xảy ra dẫn đến lây nhiễm bệnh cho tôm đã bị yếu.

+ Quần thể thực vật phù du cũng sẽ giảm do cường độ ánh sáng thấp, độ mặn thấp và độ pH thấp. Những thay đổi này tác động đến quần thể vi khuẩn trong ao; vi khuẩn có lợi có xu hướng chết, làm cho vi khuẩn gây bệnh phát triển lên. Ngoài ra một khi độ kiềm giảm xuống, pH sẽ bắt đầu biến động khi đó độ đệm trong ao bị giảm.

b) Tác động gián tiếp:

– Các tác động gián tiếp là sụp tảo, sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao,… Sẽ có sự phát triển mạnh đột ngột trong quần thể vi khuẩn sau khi nhiệt độ nước trở lại bình thường. Sự khuấy lớp bùn đáy (đất đen) làm phát lộ lớp vi khuẩn yếm khí và tôm sẽ bị phơi nhiễm với khí H2S (hydrogen sulphide) độc hại.

– Biến động tảo nước ao nuôi:

mưa, ảnh hưởng mưa đến tôm, nuôi tôm, thông số môi trường ao nuôi

+ Khi nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn, pH và độ kiềm thay đổi đột ngột, hoạt động của thực vật phù du sẽ giảm và có thể dẫn tới sụp tảo thường xảy ra trong vòng hai ngày. Tảo nở hoa càng dày thì sụp càng nhanh. Chúng ta có thể quan sát tình trạng này qua sự thay đổi màu nước và pH, hoặc khi pH buổi chiều thấp hoặc bằng như pH buổi sáng. Hiện tượng này có nghĩa là tảo sụp hoặc đang trong quá trình sụp tảo, ngay cả khi nước vẫn còn màu xanh lá cây. Thực vật phù du chết vẫn còn xanh và vẫn làm cho màu nước màu xanh lá cây.

+ Thực vật phù du chết khiến cho oxy hòa tan thấp, bởi vậy không sản sinh oxy và oxy được sử dụng cho hoạt động của vi khuẩn. Nghĩa là nếu vào buổi chiều oxy hòa tan đang ở mức 6-7 ppm có thể giảm xuống chỉ còn 2-3 ppm. Khi thực vật phù du chết thì 90% trong số đó sẽ tích tụ ở đáy ao bắt đầu phân hủy và bắt đầu cạnh tranh lấy oxy. Nếu người nuôi thấy nước vẩn đục, bọt ở bề mặt ao, bong bóng nổi thành đường dài và thực vật phù du kết cụm, nghĩa là tảo đã bị sụp.

– Tích tụ chất hữu cơ: Trong thời gian mưa, tôm sẽ không ăn được mức bình thường, nhưng người nuôi vẫn tiếp tục cho lượng thức ăn thông thường và dẫn đến việc cho ăn quá nhiều. Hoạt động của thực vật phù du sẽ giảm xuống. Hoạt động của vi khuẩn cũng sẽ chậm lại, làm cho các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao, nghĩa là giống như quả bom hẹn giờ bởi mật số vi khuẩn sẽ nở rộ bất ngờ khi nhiệt độ tăng lên bởi lượng chất hữu cơ dư thừa trong ao. Thông thường các vi khuẩn gây bệnh sẽ nở rộ nhanh vì chúng thường mạnh hơn và có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt hơn. Chúng cũng có khuynh hướng phát triển nhanh hơn là vi khuẩn có lợi.

c) Tác động kéo theo:
– Kết quả của những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của lượng mưa: Khi tất cả những điều trên xảy ra, oxy bị cạn kiệt và các loại khí độc như H2S được giải phóng thì:

+ Tôm mới lột xác, yếu đi khi phơi nhiễm với các loại khí độc và mầm bệnh và không chống đỡ khỏi viêm nhiễm.

+ Tôm chết có thể xảy ra 2 – 3 ngày sau khi mưa lớn.

– Giảm miễn dịch:

+ Lượng mưa lớn có thể khiến cho pH nước trong ao giảm, thường pH ở khoảng 8. pH của nước mưa thường ở khoảng 6,5 – 7,0. Mưa sẽ trực tiếp làm giảm pH khoảng 0,3 – 1,5 trong một khoảng thời gian rất ngắn, gây ra sự giảm sút ngay lập tức hoạt động của thực vật phù du.

+ Khi pH giảm sẽ làm cho độc tính của H2S tăng lên. H2S độc hơn khi ở pH thấp. Tôm cũng sẽ được kích thích để lột xác trong điều kiện bất lợi của oxy thấp, mật độ tôm ở đáy ao tăng, tăng độc tính H2S, độ mặn và độ kiềm đều thấp. Tất cả các điều kiện này kết hợp khiến gia tăng khả năng tôm đã lột xác chết trong vòng 2 – 3 ngày sau khi mưa lớn. Tuy nhiên, thường thì tỉ lệ chết này không được chú ý vì tôm lột xác chết mềm nên bị tôm khác ăn.

+ Theo cách gián tiếp, nông dân sẽ chỉ nhận thấy hiện tượng này khi mức tăng trọng trung bình hàng ngày (ADG) không được cải thiện. Dấu hiệu chính của tình trạng này là khi mức tiêu thụ thức ăn giảm xuống 1 – 2 ngày sau khi mưa to, hiện tượng tôm ăn thịt nhau xảy ra. Cuối cùng, tác động của sốc pH đột ngột dẫn đến giảm miễn dịch tôm.

– Tiếng ồn: Tiếng ồn của những giọt mưa rơi xuống bề mặt nước nghe có vẻ lớn đối với chúng ta; hãy tưởng tượng làm thế nào ngăn được tiếng ồn của mưa cho tôm trong khi nước có xu hướng khuếch đại âm thanh. Điều này gây ra nhiều căng thẳng cho tôm. Tôm sẽ cố gắng trốn tránh khỏi tiếng ồn lớn và lủi xuống đáy ao. Khi đó tôm bị tiếp xúc với điều kiện oxy thấp, mật độ cao, các loại khí độc và nhiệt độ lạnh.

– Sóng nước ao do gió: Lớp bùn đáy được phủ lên một lớp mỏng xám đã được oxy hóa. Gió mạnh tạo sóng làm xáo trộn lớp màu xám này, do vậy làm lộ lên lớp bùn đen yếm khí thải ra nhiều loại khí độc như H2S, amoniac, nitrit và khí mêtan. Nước chảy ra từ đê vào ao và chảy xuống đáy ao cũng sẽ nhiễu loạn những khu vực bị tích tụ bùn và phát sinh khí độc. Khi phơi nhiễm với các khí độc này, tôm trở nên yếu hơn và dễ bị lây nhiễm và mắc bệnh hơn.

– Tôm lột xác: Mưa khiến pH giảm đáng kể, vì pH của nước mưa thường thấp hơn nước ao; làm chậm lại hoạt động của thực vật phù du cũng khiến cho pH giảm xuống. Trong những điều kiện như thế quá trình lột xác xảy ra. Khi lột xác, tôm cần nhiều không gian hơn, lượng oxy tăng gấp đôi và lượng khoáng chất nhiều hơn. Tuy nhiên, các điều kiện trong khi mưa không thuận lợi cho quá trình lột xác; tôm đã lột xác có vỏ mềm, rất dễ bị nhiễm bệnh và chết. Hơn nữa, việc ăn thịt tôm chết làm cho người nuôi khó phát hiện tôm chết. Chúng ta sẽ quan sát được là lượng thức ăn giảm và tốc độ tăng trưởng hàng ngày thấp hơn.

Tại sao lại có xu hướng cho ăn quá nhiều: Bởi vì người nuôi có xu hướng chỉ kiểm tra thức ăn trong sàng. Tôm lớn và khỏe có thể dễ dàng ăn thức ăn trong sàng. Thông thường, các con tôm lớn luôn luôn được bao quanh bởi nhiều con khác và các con ăn trước cũng không ăn được yên trong sàng. Tuy nhiên, trong thời gian mưa khi hầu hết tôm đều không thèm ăn thì các con tôm lớn có cơ hội ăn và ăn hết thức ăn trong sàng. Vì đường ruột tôm khá ngắn và trống nên chúng có khả năng ăn không ngừng cho đến khi hết thức ăn, do đó sẽ dẫn đến nhận biết sai về những thói quen ăn hiện tại của tôm trong ao. Người nuôi sẽ nghĩ rằng họ cần tăng thức ăn, trong khi phải làm ngược lại mới đúng. Tôm lớn cũng sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và nhanh hơn do đặc mùi của thức ăn trong sàng nhưng phần lớn thức ăn rải đều trong ao sẽ bị bay mùi và có thể không hấp dẫn đối với tôm. Điều này sẽ dẫn đến sự tích tụ quá mức chất hữu cơ trong ao.

Tác động kép: Tác động tổng thể của lượng mưa quá nhiều gây chết tôm do ngộ độc H2S, các vấn đề vỏ mềm và tích tụ chất hữu cơ. Người nuôi cần phải hiểu biết toàn diện tác động có thể của lượng mưa đến các thông số khác nhau trong ao như thế nào.

3. Các biện pháp người nuôi tôm cần thực hiện khi mưa

– Lý tưởng nhất là người nuôi tôm nên sử dụng công nghệ sẵn có và dự báo thời tiết. Một số trang web dự báo thời tiết như weather.com và accuweather.com. Nếu biết cách dự đoán thời tiết trong vài ngày tới trong vụ nuôi thì mình sẽ chuẩn bị tốt hơn cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra. 

– Luôn bảo đảm oxy vượt mức yêu cầu 20%. Chạy sục khí. Nên chạy sục khí liên tục khi trời mưa.

– Nếu có mưa lớn, cho nước mưa tràn ra khỏi bề mặt.

– Người nuôi bón vôi trên bờ là cách thực hành thông thường trong khi thời tiết tốt. Sau đó, khi trời mưa, vôi sẽ thấm vào trong nước giúp duy trì độ kiềm.

– Người nuôi nên kiểm tra pH nước trong lúc trời mưa. Nếu pH giảm, nên bón vôi.

– Ngừng cho ăn trong lúc mưa.

– Trộn Vitamin C và muối (khoáng chất) với thức ăn trước hoặc sau khi mưa. Liều lượng là 5 g/kg thức ăn. Pha loãng 17 lần (cho 5 g muối hòa vào 80 mL nước), trộn vào thức ăn, để cho ráo, sau đó cho tôm ăn. Cách này sẽ giúp tôm có được các khoáng chất từ thức ăn nếu độ kiềm trong nước giảm.

– Một khi trời ngừng mưa, nên tăng liều Pond Plus (Novozymes, Mỹ) gấp đôi để cho vi khuẩn có lợi chiếm cứ đầu tiên và sau đó cạnh tranh loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.

Người nuôi nên chuẩn bị tốt trong thời gian mưa vì có nhiều yếu tố góp phần gây ra các vấn đề trong ao nuôi tôm. Nhận biết và chuẩn bị là các bước đầu tiên để khắc phục những vấn đề gặp phải trong thời kỳ mưa lũ. Có những dấu hiệu cần lưu ý, chúng ta cần phải đọc các dấu hiệu chính xác, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chủ động để giảm thiểu và ngăn ngừa tổn thất gây ra cho tôm nuôi.

KTNT
Đăng ngày 15/07/2017
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 00:22 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 00:22 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 00:22 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 00:22 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 00:22 20/04/2024