Mô hình nuôi đơn tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii de Man) với thức ăn chi phí thấp ở Bangladesh

Thí nghiệm được tiến hành trong 3 tháng ở 12 ao thí nghiệm, diện tích mỗi ao 30 m2, để phát triển mô hình nuôi đơn tôm càng xanh trong ao sử dụng thức ăn chi phí thấp. Ba công thức thức ăn của thí nghiệm (30% protein) được xây dựng từ việc sử dụng bột cá, bột thịt xương, dầu thực vật, dầu vừng và cám gạo trong các kết hợp khác nhau thay thế bột cá bằng bột thịt, bột xương, dầu vừng và được ký hiệu lần lượt là nghiệm thức T1, T2 và T3.

Tôm càng xanh
Ảnh minh họa (Internet)

Một loại thức ăn công nghiệp (Starter III) được ký hiệu nghiệm thức T4 (thức ăn đối chứng). Mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần. Tôm càng xanh giống (2,90 ± 0,21 g) được thả nuôi với mật độ 40.000 con/ha. Tôm được cho ăn mỗi ngày ba lần với tỷ lệ lần lượt là 10 % và 5 % khối lượng cơ thể trong giai đoạn đầu và trong 2 tháng tiếp theo. Các ao đều sử dụng máy sục khí để cung cấp oxy vào ban đêm. Sự biến động của các yếu tố chất lượng nước được ghi nhận trong các ao khác nhau là: nhiệt độ 28,9 - 32,50C, ôxy hòa tan 5,1 - 8,1 mg/L và pH 6,4 - 7,7.

Kết quả cho thấy tăng trưởng của tôm ở nghiệm thức T1 cao hơn có ý nghĩa (P < 0,05) so với nghiệm thức T2 và T3, nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức T4 (thức ăn đối chứng). Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động từ 2,21 – 2,96, trong đó FCR ở nghiệm thức T1 và T4 thấp hơn có ý nghĩa (P < 0,05). Tỉ lệ sống (%) dao động từ 68 – 78 %, ở nghiệm thức T1 và T4 cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác. Năng suất tôm dao động từ 921 – 1.428 kg/ha và nghiệm thức T1 cho năng suất cao hơn có ý nghĩa (P < 0,05).

Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy nghiệm thức T1 cho lợi nhuận cao nhất 159.178 Taka/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy với công thức thức thức ăn có chứa 20 % bột cá, 10 % bột thịt xương, 15 % dầu thực vật, 15 % dầu vừng, 35 % cám gạo, 4 % mật đường và 1 % premix khoáng và vitamin có thể được đề nghị để ứng dụng nuôi tôm càng xanh trong ao.

Nguồn: Hossain, Md Arshad; Paul, Lipi, 2007. Low-cost diet for monoculture of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii de Man) in Bangladesh. Aquaculture research. DOI: http://dx.doi.org/10.1111/j.1365-2109.2007.01652.x. Volume 38, Number 3, March 2007, pp. 232-238.

Đại học Cần Thơ
Đăng ngày 07/10/2013
Ks. Phan Hải Đăng
Thế giới

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 17:34 08/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 17:34 08/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 17:34 08/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 17:34 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 17:34 08/01/2025
Some text some message..