Phòng trị bệnh đục cơ trên tôm từ lá nhàu

Một trong những nghiên cứu hữu ích trong liệu pháp sinh học giúp tăng cường khả năng miễn dịch của động vật thủy sản từ các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên. Đóng góp không nhỏ vào hiệu quả kinh tế của hoạt động động nuôi tôm càng xanh trên thế giới.

Phòng trị bệnh đục cơ trên tôm từ lá nhàu
Công dụng chiết xuất từ lá nhàu trên tôm càng xanh. Ảnh: FAO

Thí nghiệm nghiên cứu tác dụng lá nhàu với tôm càng xanh

Một thí nghiệm mới đây của các nhà khoa học Đài Loan tử việc chiết xuất tinh chất từ lá nhàu (Morinda citrifolia) (viết tắt HMLE) đã được chuẩn bị để đánh giá trong phòng thí nghiệm đối với hoạt tính miễn dịch như phenoloxidase (PO), các phản ứng hô hấp (RBs) và hoạt động thực bào (PA) của tôm càng xanh.

Thí nghiệm

HMLE được quản lý trong chế độ ăn uống ở mức 0.6g/kg; 3 g/kg và 6 g/kg thức ăn đối với tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và các tác động tiềm tàng đối với khả năng miễn dịch của tôm được đánh giá sau 9 tuần.

Các thông số miễn dịch của tổng số hemocyte (THC), số lượng phân tử hồng cầu (DHC), RBs, hoạt động PO, cũng như hoạt động SOD, hoạt động của PA, transglutaminase (TG) và thời gian đông máu đã được đánh giá trước và sau 1, 3 , 5, 7, và 9 tuần.

Kết quả

Trong 9 tuần thử nghiệm cho tôm càng xanh ăn thức ăn có bổ sung HMLE, biểu hiện THCs cao, DHCs, RBs, PO, và TG cũng như thời gian đông máu tăng nhanh đã được quan sát thấy ở nhóm tôm ăn khẩu phần có chứa HMLE ở mức 0,6 g/kg.

Các biểu hiện mRNA của prophenoloxidase, TG, crustin, và lysozyme của tôm ăn khẩu phần chứa HMLE ở mức 0,6 g/kg sau 9 tuần nuôi thử nghiệm đã tăng đáng kể so với các nhóm tôm còn lại (P<0,05).

Sự nhạy cảm của tôm nuôi có bổ sung HMLE ở mức 0,6g/kg đối với sự nhiễm vi khuẩn Lactococcus garvieae gây bệnh đục cơ đã giảm đáng kể, và tỷ lệ sống tương đối là 23,1%, cao hơn có ý nghĩa so với các nhóm tôm còn lại (P<0,05).

Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học nhận thấy rằng HMLE được bổ sung vào chế độ ăn của tôm càng xanh M. rosenbergii ở mức 0,6 g/kg có khả năng tăng khả năng miễn dịch của tôm và đồng thời chống lại vi khuẩn L. garvieae, tác nhân gây bệnh đục cơ cực kỳ nguy hiểm ở tôm càng xanh M. rosenbergii.

Nhìn nhận

Đây là một trong những nghiên cứu rất hữu ích trong liệu pháp sinh học giúp tăng cường khả năng miễn dịch của động vật thủy sản từ các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên. Mở ra một phương pháp mới phòng bệnh đục cơ do vi khuẩn L. garvieae gây ra trên tôm càng xanh.

Theo báo cáo NCBI

Đăng ngày 04/10/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:12 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 09:51 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 23:34 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 23:34 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 23:34 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 23:34 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 23:34 26/04/2024