Probiotics giúp cá chống nhiễm trùng do Edwardsiella tarda

Các nhà khoa học Hàn Quốc có một kết luận rằng vi khuẩn Lactobacillus pentosus PL11 đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa miễn dịch đối với các phản ứng viêm trong cá do nhiễm vi khuẩn gây bệnh như Edwardsiella tarda.

Lactobacillus pentosus PL11, miễn dịch cá chình, probiotic mới, probiotic cho cá, Edwardsiella tarda
Lactobacillus pentosus PL11 - probiotics mới giúp cá chình chống nhiễm trùng do Edwardsiella tarda

Lactobacillus pentosus là loài vi khuẩn sinh axit lactic thường được phân lập từ quá trình lên men ô liu ở các nước Châu Âu.

Ngoài ra, một số chủng L. pentosus đã được chứng minh có tác dụng làm probiotic giúp cải thiện miễn dịch niêm mạc và khả năng đề kháng với sự nhiễm khuẩn.

Mục đích của nghiên cứu này các nhà khoa học Hàn Quốc nhằm đánh giá ảnh hưởng của một probiotics mới Lactobacillus pentosus PL11 lên sự sao chép các gen cytokine liên quan đến phản ứng miễn dịch, bằng cách sử dụng đại thực bào cá chình Nhật như một mô hình in vitro.

Lactobacillus pentosus PL11, miễn dịch cá chình, probiotic mới, probiotic cho cá, Edwardsiella tarda

Cá chình nhật bị chết do Edwardsiella tarda

Các bạch cầu thận được phân lập từ chình Nhật Bản và tỷ lệ sống của tế bào được xác định bằng cách sử dụng một chất phản ứng MTT. Thêm vào đó, thuốc thử Griess được sử dụng để xác định mức độ sản xuất nitric oxide (NO) và một xét nghiệm miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) và một phản ứng chuỗi polymerase định lượng (qPCR) đã được sử dụng để định lượng mức cytokine prozucci của các nhóm cá chình khi được bổ sung Lactobacillus pentosus PL11 ở mức 1%/ thức ăn so với nhóm cá không được bổ sung (Đối chứng).

Kết quả

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm trùng Edwardsiella tarda gây ra tỷ lệ chết tế bào cao hơn và sự gia tăng sản xuất các cytokine như interleukin-1β (IL-1β, 822.67 ± 29.48 pg/mL), interleukin- 6 (IL-6, 13.57 ± 0.55 pg/mL) cũng như yếu tố hoại tử khối u-α (TNF-α, 2033.67 ± 84.68 pg/mL) ở nhóm cá không được bổ sung Lactobacillus pentosus PL11.

Trong khi nhóm cá có bổ sung L. pentosus PL11 cho thấy đã làm giảm sự sản sinh NO và IL-1β, IL-6 và TNF-α liên quan tương ứng là 46%, 88,4%, 59% và 77%. Định lượng mức biểu hiện mRNA cho thấy nó phù hợp với phân tích của ELISA về khả năng tăng cường chống nhiễm trùng của loại Probiotics mới này.

Kết luận

Từ các kết quả phân tích trên, các nhà khoa học Hàn Quốc kết luận rằng vi khuẩn Lactobacillus pentosus PL11 đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa miễn dịch đối với các phản ứng viêm trong cá do nhiễm vi khuẩn gây bệnh như Edwardsiella tarda. Đề ra một loại Probiotic mới hiệu quả trong công nghiệp nuôi cá chình thế giới.

Báo cáo trên: Sciencedirect

Đăng ngày 15/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 22:07 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:07 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 22:07 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 22:07 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 22:07 04/12/2024
Some text some message..