Rau câu mất giá

Hiện nay, rau câu xuất hiện ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An) với mật độ dày nhưng người dân 5 xã ven đầm không màng đến chuyện vớt bán để tăng thu nhập. Nguyên nhân là do rau câu thành phẩm rớt giá, hàng bán không ai mua, tồn đọng chất đầy nhà.

phơi khô rau câu
Người dân thôn Tân Long, xã An Cư (huyện Tuy An) phơi rau câu khô chất đầy nhà - Ảnh: L.TRÂM

Trên các hồ nuôi tôm dọc theo tuyến đường ven đầm từ xã An Hiệp qua An Cư rồi xuống xã An Ninh Đông, rau câu xuất hiện nhiều trong hồ nhưng chỉ một vài người vớt chở lên bờ phơi để… làm sạch hồ. Ông Trần Thành Phú ở xã An Hiệp, vớt rau câu phơi cạnh bờ đầm, cho biết: Từ đầu tháng Giêng, rau câu xuất hiện nhiều trong hồ nuôi tôm nên tôi bơi sõng ra vớt chừng nửa tiếng đồng hồ là đầy sõng. Thấy rau câu xuất hiện dày, ban đầu nhiều người đổ xô đi vớt về phơi, nhưng người mua chỉ trả 3.000 đồng/kg chủ yếu lựa loại đẹp (rau câu không bám rong), nên gần đây số người đi vớt giảm dần. Không ít gia đình đi vớt về chất đầy nhà nhưng bán không ai mua.

Không chỉ ở xã An Hiệp mà ở các xã An Cư, An Ninh Đông, nhà nào cũng chất rau câu từ sân ra đến mép đầm phơi khô chờ giá lên bán. Bà Nguyễn Thị Nhạn ở xã An Ninh Đông, nói: Rau câu năm nay xuất hiện dày nhưng giá lại rẻ, thương lái “chê ỏng chê eo”. Đầu năm ngoái, giá rau câu là 5.000 đồng/kg, đến cuối năm giá giảm còn 4.000 đồng/kg, bước qua năm nay, giá rớt xuống còn 3.000 đồng/kg. Trong nhà tôi rau câu chất đống, kẹt tiền kêu bán không ai mua.

Còn bà Nguyễn Thị Ngang ở thôn Tân Long (xã An Cư), chỉ tay vào đống rau câu ế, than vãn: Đống rau câu này phơi khô từ trước tết, đến nay chưa có ai hỏi mua. Đầu tháng Chạp năm ngoái, rau câu cũng xuất hiện nhiều. Nhân lúc nông nhàn, người dân ở xóm này rủ nhau đi vớt rau câu tại các khu vực Đầu Mủi, Đá Trắng trong đầm, từ sáng đến tối không lúc nào không có người. Thế nhưng, chúng tôi phơi khô xong lại bán không chạy, nhiều người không có tiền tiêu tết.

Theo nhiều người dân sống quanh đầm, cách đây 3 năm, giá rau câu khô từ 6.000-7.000 đồng/kg, nhiều người dân ven đầm Ô Loan rất phấn khởi vì có thêm thu nhập từ rau câu. Có gia đình một ngày đi vớt hơn 1 tấn rau câu, thu nhập gần 1 triệu đồng. Thời gian đó, rất nhiều thương lái ở Hải Phòng vào đặt hàng các đại lý địa phương để mua rau câu số lượng lớn, mỗi tháng có thương lái mua trên 30 tấn rau câu khô thành phẩm. Thế nhưng, hai năm nay, thị trường không “ăn” nữa nên rau câu bị ế.

Ông Hồ Thanh Riếu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy An, cho biết: Đầm Ô Loan có nguồn lợi thủy hải sản rất dồi dào, là nguồn thu nhập cho ngư dân ven đầm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn nước trong đầm ô nhiễm làm nguồn lợi thủy sản phát triển không đồng đều. Thời gian qua, sò huyết, hàu... vắng bóng trong đầm Ô Loan nhưng ngược lại, rau câu, vẹm đá xuất hiện nhiều nhưng giá rẻ nên người dân thất thu.

Báo Phú Yên, 27/02/2016
Đăng ngày 27/02/2016
Lê Trâm
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 09:56 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 09:56 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 09:56 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 09:56 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 09:56 24/11/2024
Some text some message..