Sản xuất giống và phát triển nuôi thương phẩm cá chim vây vàng tại Việt Nam

Cá chim vây vàng Trachinotus blochii (Lácepède, 1801) là loài cá nổi, ưa hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt, dễ nuôi, có thể phát triển với quy mô công nghiệp - nuôi bằng lồng hoặc trong ao đất ở các thủy vực nước lợ và nước mặn. Là đối tượng có tốc độ tăng trưởng nhanh (sau 10-12 tháng sẽ đạt cỡ thương phẩm 800 - 1.000 g), đem lại giá trị kinh tế, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nguồn giống sản xuất trong nước chiếm từ 50-60%, còn lại phải nhập từ Đài Loan, Trung Quốc.

cá chim vây vàng

Việt Nam - Chủ động trong khâu sản xuất giống

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp. Chính vì vậy, từ giữa những năm 2000, một số đơn vị như trường Đại học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 và trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã thực hiện các công trình nghiên cứu để chủ động sản xuất giống cá chim vây vàng trong nước, giúp hạ giá thành sản xuất. Hiện giá cá giống mà trường Đại học Nha Trang đang áp dụng thấp hơn giá cá nhập khẩu (bằng khoảng 2/3 giá nhập khẩu). Hơn nữa, cá giống được sản xuất ở trong nước khi tiến hành nuôi thương phẩm, thường thích nghi tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, đạt tỷ lệ sống cao hơn so với cá nhập ngoại.

Tuy việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm tại Việt Nam muộn hơn các nước nhưng đối tượng này đang được phát triển rất nhanh tại Việt Nam, thể hiện qua số lồng và diện tích ao nuôi thương phẩm tăng lên nhanh chóng (đặc biệt là khu vực Nam Trung bộ, nơi có điều kiện sinh thái và tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi cá biển). Với gần 10 năm nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, các đơn vị nghiên cứu của Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhằm đẩy mạnh sản lượng cá giống cung cấp cho thị thường. Hiện tại, trường Đại học Nha Trang đã chuyển giao công nghệ sản xuất nhân tạo giống cá chim vây vàng cho nhiều cơ sở sản xuất giống cá biển ở khu vực Nam Trung Bộ và một số cơ sở khác trên cả nước. Bên cạnh đó, trường cũng đang triển khai nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm với nhiều hình thức, trong đó có hình thức nuôi với quy mô công nghiệp (hiện đang trở thành thương hiệu của khu vực Nam Trung Bộ).

Năm 2009, trường Đại học Nha Trang đã nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống cá chim vây vàng và nhanh chóng phát triển, mở rộng sản xuất đối tượng này. Kết quả là: Năm 2010, sản lượng đạt khoảng 300 nghìn con (cỡ 3-5 cm), ba năm tiếp theo, mỗi năm sản xuất gần 1 triệu con. Dự kiến trong năm 2014 sẽ sản xuất được 1,2 triệu con cá giống cung cấp cho các cơ sở nuôi thương phẩm đã đặt hàng. Bên cạnh việc tự sản xuất giống, cung cấp cho thị trường, trường Đại học Nha Trang còn cung cấp trứng cá chim vây vàng và tư vấn kỹ thuật cho một số cơ sở ở trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa, giúp các cơ sở này sản xuất được 300 nghìn con cá giống (năm 2012), 1 triệu con (năm 2013) và dự kiến đạt 1,5 triệu con (năm 2014). Với nhu cầu giống cá chim vây vàng nuôi thương phẩm của cả nước (đặc biệt là khu vực Nam Trung Bộ) ngày càng tăng, nhiều cơ sở sản xuất giống đã tích cực tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá này.

Phát triển nuôi thương phẩm cá chim vây vàng

Trên thế giới, nghề nuôi cá biển luôn đem lại những kết quả to lớn. Thành công của nhiều nước trong lĩnh vực này đã thúc đẩy những nước có biển tích cực nuôi thương phẩm các loài cá có giá trị kinh tế cao (trong đó có cá chim vây vàng). Là một nước có tiềm năng phát triển nghề nuôi biển (với đường bờ biển dài hơn 3.200 km trải dài từ Bắc vào Nam, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trên 400 nghìn ha mặt nước ven biển, có nhiều eo vịnh, đầm phá... có khả năng sử dụng để nuôi trồng thủy sản); Trước đây, Việt Nam chủ yếu nuôi cá chim vây vàng bằng lồng. Những năm gần đây, Việt Nam còn nuôi cá trong ao đất (được tận dụng từ các ao nuôi tôm bỏ hoang do dịch bệnh).

Năm 2012, trường Đại học Nha Trang đã thành công trong việc nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chim vây vàng bằng thức ăn tổng hợp. Vì vậy, năm 2014, trường đã triển khai xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài cá này tại hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Bình.

Về sản lượng cá nuôi thương phẩm tại Việt Nam: Năm 2010, tại Khánh Hòa, hình thức nuôi lồng chỉ đem lại vài tấn cá, được tiêu thụ trong nước. Năm 2011, tại Khánh Hòa và Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng với hình thức nuôi lồng, thu hoạch hơn 100 tấn, tiêu thụ trong nước. Nhưng bắt đầu từ năm 2012, địa bàn nuôi cá chim vây vàng được mở rộng đến các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau... với 02 hình thức nuôi lồng và nuôi trong ao đất, đem lại từ 200-300 tấn cá, tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang một số thị trường (như: Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc). Năm 2014, sản lượng dự kiến đạt trên 400 tấn.

Có thể trong tương lai, cá chim vây vàng sẽ trở thành đối tượng nuôi chính tại một số địa phương có tiềm năng phát triển nuôi biển. Hiện nay, tại Việt Nam, rất nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư nuôi cá biển với quy mô công nghiệp - nuôi bằng lồng của Na Uy, thể tích lớn, công nghệ hiện đại. Tại Bình Định, Dự án Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đầu tư 02 lồng. Tại Phú Yên, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã đầu tư 25 lồng Na Uy để nuôi cá giò (cá bớp). Tại Khánh Hòa, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã đầu tư 140 lồng Na Uy để nuôi cá giò và cá chim vây vàng.

Ở miền Bắc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 được sự tài trợ của Dự án NORAD cũng đã nuôi 06 lồng cá chim vây vàng. Ngoài ra, có rất nhiều doanh nghiệp và ngư dân vẫn duy trì hình thức nuôi cá biển bằng lồng nuôi truyền thống (với số lượng lên đến hàng nghìn lồng). Nhìn chung, nghề nuôi biển tại Việt Nam phát triển khá mạnh, đối tượng nuôi công nghiệp chủ yếu là cá giò, cá chẽm và hiện có thêm cá chim vây vàng, đã và sẽ trở thành đối tượng nuôi chủ lực, cung cấp cho thị trường trong nước và thế giới.

Theo Viện NTTS-ĐHNT/Tổng cục thủy sản, 18/04/2014
Đăng ngày 19/04/2014
Ngọc Thúy
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 02:21 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 02:21 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 02:21 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 02:21 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 02:21 15/11/2024
Some text some message..