Số tàu cá và ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ tăng vọt

Ngày 19/6, tại cửa khẩu hàng không Sukarno Hatta (Indonesia), 28 ngư dân Việt Nam đã được phía Indonesia hoàn thành các thủ tục để trao trả về nước.

ngu dan VN
Ngư dân Việt Nam được trao trả về nước. (Ảnh: Đỗ Quyên/Vietnam+)

Các ngư dân này chủ yếu quê ở Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang và đa số bị giam giữ khoảng 2 tháng.

Phát biểu trước khi được trở về quê hương, ngư dân Hồ Văn Của, quê Quảng Ngãi, cảm động cho biết họ có thể sớm quay về với gia đình được là nhờ sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia.

Ông Của cũng nói rằng sau này tiếp tục nghề đi biển nhưng sẽ cẩn thận không vi phạm vào vùng biển của Indonesia.

Trước đó, ngày 16/6, đã có 2 thuyền trưởng của tàu cá Việt Nam, quê Quảng Ngãi, được phía Indonesia trao trả sau 2 năm giam giữ. Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đang tiếp tục khẩn trương xúc tiến hoàn thành các thủ tục cho hàng chục ngư dân khác về nước.

Dự kiến trong tuần tới, sẽ có hơn 20 ngư dân được đưa về Việt Nam.

Ông Trần Minh Cừ, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết mỗi khi có đợt ngư dân được trao trả, Đại sứ quán đều chuyển thông điệp đến các ngư dân và các chủ tàu về việc cần nắm vững và phổ biến luật pháp và các quy định về phạm vi, giới hạn được đánh bắt cá.

Bên cạnh đó, các chủ tàu cần tăng cường công tác kiểm soát, quản lý để theo dõi việc ra khơi của bà con ngư dân nhằm tránh tình trạng vi phạm vùng biển nước bạn và bị bắt giữ.

Trong khi Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục để đưa số ngư dân trên về nước thì phía bạn lại tiếp tục chuyển đến thông tin về những tàu cá và hàng chục ngư dân vừa bị bắt giữ.

Số lượng các ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ từ đầu năm đến nay đã tăng vọt lên hơn 500 người, nhiều gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, gây nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ công dân.

Trong khi đó, phía Indonesia tiếp tục khẳng định sẽ áp dụng các biện pháp xử lý cứng rắn với các tàu thuyền đánh bắt cá trái phép./. 

TTXVN/Vietnam+, 19/06/2016
Đăng ngày 20/06/2016
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:42 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 09:42 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 09:42 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 09:42 21/12/2024
Some text some message..