Theo phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Col Kongcheep Tantravanich, ban chỉ đạo hoạch định chính sách về thủy sản của chính phủ đã đồng ý mua lại các tàu bất hợp pháp này như một hành động thiện chí.
Mặc dù không tiết lộ số tiền chi cho hoạt động mua lại này, ban chỉ đạo cho biết họ sẽ đệ trình lên chính phủ để được thông qua.
Trong 2 năm kể từ khi chính phủ đưa ra điều kiện pháp lý cứng rắn về thuỷ sản và phủ nhận giá trị pháp lý của nhiều giấy phép khai thác thuỷ sản, có khoảng 1.900 thuyền đánh cá đã phải dừng hoạt động. Chính quyền đã bắt đầu thắt chặt kiểm soát đối với ngư dân và các tàu đánh cá sau khi ngành công nghiệp thủy sản của nước này bị Liên minh Châu Âu ban hành “cảnh cáo thẻ vàng” vào năm 2015.
Kể từ đó, chính quyền đã sửa đổi các luật về thủy sản và đưa ra giải pháp gọi là "sản lượng bền vững tối ưu" để giải quyết tình trạng lạm thác. Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật và đưa ra các giải pháp này là để đạt được khai thác thuỷ sản bền vững bằng cách hạn chế số thuyền đánh bắt và số ngày thu hoạch cá cho phép. Kết quả là 1.900 tàu đánh cá bị cho dừng hoạt động và số ngày khai thác thuỷ sản cho phép đã giảm từ 300 xuống 210.
Hiệp hội Ngư nghiệp Thái Lan - cơ quan đại diện cho các tàu đánh cá thương mại quy mô lớn, đã kiến nghị chính phủ trợ giúp những ngư dân bị ảnh hưởng bởi chính sách kể trên. Hiệp hội đã yêu cầu chính phủ mua lại tàu đánh cá để đền bù thiệt hại cho người dân. Gần đây, hiệp hội với khoảng 57 mạng lưới ngư dân dọc theo các tỉnh ven biển đã đe dọa sẽ diễu hành vào Toà Nhà Chính phủ và gây sức ép lên chính phủ.
Trong khi đó, ban chỉ đạo, do Gen Prawit Wongsuwon đứng đầu, đã đồng ý xây dựng một quỹ đánh hỗ trợ thuỷ sản để giúp đỡ ngư dân nghèo khó.
Ban đầu, ban chỉ đạo dự định sẽ chi 130 triệu baht từ doanh thu mà Bộ Thuỷ sản đã thu được từ việc ban hành giấy phép khai thác thuỷ sản thương mại. Ngoài ra, quỹ cũng sẽ có một nguồn tiền khác, khoảng 650 triệu baht, từ vốn vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính phủ.
Gen Prawit đã nhấn mạnh rằng tất cả các cơ quan nhà nước phải cùng nhau giúp đỡ ngành thủy sản của Thái Lan. Nếu không thể làm được điều đó, nước này sẽ phải đối mặt với thiệt hại 100 tỷ baht thu nhập từ hoạt động XK thuỷ sản. Cũng theo Gen Prawit, nếu Thái Lan không thể giải quyết vấn đề IUU, các quan chức sẽ phải chịu trách nhiệm. Vấn đề này được coi là tương tự như trường hợp của ngành hàng không Thái Lan.
Chính phủ Thái Lan đang có kế hoạch đưa ra tuyên bố này vào ngày 27/12/2017 như một món quà năm mới dành cho ngư dân.