Tình hình kiểm tra nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ 6 tháng đầu năm 2016

Hiện nay, nguồn tôm thẻ chân trắng (TCT) bố mẹ chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ sản xuất tôm giống cung cấp cho người nuôi tôm trong nước. Chất lượng tôm bố mẹ là vấn đề then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất giống, chất lượng con giống cũng như sự thành công của vụ nuôi tôm.

nhap khau tom bo me
Ảnh minh họa

Tuy nhiên chất lượng tôm bố thẻ chân trắng bố mẹ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, chất lượng chưa ổn định, giá thành cao, trong quá trình vận chuyển dễ xẩy ra dịch bệnh. Để có nguồn tôm giống chất lượng tốt phục vụ nuôi tôm thương phẩm, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thực hiện kiểm soát ngày từ đàn tôm bố mẹ nhập khẩu.

Thực hiện Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc Quản lý giống thủy sản, hàng năm Tổng cục Thủy sản đã giao cho các đơn vị quản lý tiến hành kiểm tra và kịp thời phát hiện xử lý các lô hàng nhập khẩu tôm bố mẹ không đạt yêu cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Vụ Nuôi trồng đã thực hiện kiểm tra chất lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu của các cơ sở nhập khẩu. Tính đến hết tháng 6/2016, Vụ Nuôi trồng thủy sản đã tiến hành kiểm tra 143 lô hàng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ của 80 công ty, doanh nghiệp nhập khẩu. Nguồn tôm TCT bố mẹ được các công ty, doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu từ các nước như: Thái Lan, Mỹ, Singapore. Tổng số lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 87.784 con (trong đó: tôm đực 43.594 con, tôm cái 43.309), kích cỡ tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu trung bình đối với tôm đực là 50,2 g/con, tôm cái 57,4g/con.

Fistenet, 11/07/2016
Đăng ngày 12/07/2016
Văn Thọ
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 11:56 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:56 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 11:56 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 11:56 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 11:56 17/12/2024
Some text some message..