Triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm EMS/AHPNS (AHPND)

Nhằm giúp bà con nuôi tôm có thể tự nhận biết được tôm nuôi trong ao của mình có bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND - Acute hepatopancreatic necrosis disease) hay không, những hình ảnh và hướng dẫn sau đây sẽ cho bà con thấy rõ các triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm bệnh.

tôm bị teo gan do ems
Cả hai con tôm đều có khối gan tụy bị teo - chỉ thị tôm bị nhiễm EMS

I. Xác định vị trí các cơ quan theo dõi AHPND trên tôm

Hình ảnh bên dưới cho thấy rõ vị trí các cơ quan quan trọng cần quan sát trên tôm để đánh giá xem tôm nuôi có bị nhiễm AHPND hay không.

cơ quan theo trên tôm theo dõi bênh ems
Hình C chỉ rõ các cơ quan cần quan sát, các chữ đánh dấu trên hình có nghĩa như sau:

MG - Midgut - Ruột
HP - Hepatopancreas - Hệ gan tụy
ST - Stomach - Dạ dày

II. Triệu trứng lầm sàn (đánh giá tại ao nuôi - Pond level)

- Khối gan tụy thường nhợt nhạt và có màu trắng.
- Gan tụy bị teo.
- Màu sắc gan tụy nhợt nhạt.
- Khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.
- Các đốm hoặc vệt đen đôi khi xuất hiện trên khối gan tụy.
- Mềm vỏ.
- Đường ruột bị đứt khúc hoặc không có thức ăn.
- Bệnh gan tụy thường bắt đầu xuất hiện và tỷ lệ chết cao sau 10 ngày thả nuôi.
- Tôm yếu chìm dưới đáy ao.
- Tôm bệnh thường lờ đờ, chậm phát triển.
- Tôm sú bị bệnh AHPND thường có màu sắc sậm.

ảnh tôm bệnh
(Nguồn: KS NGUYỄN THỊ MAI - Bộ phận kỹ thuật công ty VinhthinhBiostadt)

Hình ảnh bên trên cho thấy những con tôm ở vị trí 2, 4, 6 (từ trái qua) là những con tôm mạnh khỏe. Các con tôm ở vị trí 1, 3, 5, 7 là những con tôm bệnh với khối gan tụy nhợt nhạt, teo nhỏ, ruột đứt khúc và không có thức ăn.

Một số hình ảnh khác bên dưới của Dr. Lighner (Trường Đại học Arizona - Hoa Kỳ) so sánh rõ giữa tôm bệnh và tôm mạnh khỏe.

so sánh tôm khỏe và tôm bệnh ems
Tôm bên trái bị bệnh, con bên phải là tôm khỏe mạnh.

tôm thẻ beeh ahpnd
Cả hai con tôm đều bị bệnh EMS - khối gan tụy nhợt nhạt, chuyển sang màu trắng và teo nhỏ.

tôm thẻ dưới 30 ngày tuổi bệnh
Tôm bị bệnh EMS dưới 30 ngày tuổi (Nguồn: Dr.Chalor Limsuwan - Đại học Kasesart - Thailand)

tôm vượt qua được bệnh ems
Một số con tôm sau khi vượt qua bệnh EMS có hình dạng như trên (gọi là tôm tre - do các đốt trên cơ thể giống những đốt tre). Những con tôm này sau đó sẽ chết (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan - Đại học Kasesart - Thái Lan)

tôm sú bênh ems
Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh EMS cũng có khối gan tụy nhợt nhạt màu sắc, teo nhỏ và ruột không có thức ăn.

tôm sú bệnh gan tụy
 Tôm sú bên tay trái bình thường (ngoại trừ mang bị đen), hai con bên phải bị bệnh EMS có màu sậm, khối gan tụy teo nhỏ.

tôm sú bệnh gan tụy có màu sậm hơn
Tôm sú bị bệnh gan tụy thường có màu sắc sậm, chậm lớn (trong giống như bị bệnh còi - MBV)

Một số hình ảnh khác bên dưới được bộ phận kỹ thuật của công ty VinhthinhBiosatdt ghi nhận cho thấy tôm giống và tôm ương trong trại vèo bị bệnh gan tụy AHPND/AHPNS/EMS

toàn bộ tôm đã nhiễm bệnh ahpnd
Toàn bộ đàn tôm đã nhiễm AHPND

gan tụy tôm nhiễm ems và phát sáng
 Gan tụy tôm chuyển sang trắng đục, tôm rất yếu, chết nhiều và phát sáng trong bể.

tôm bị đục cơ do thiếu oxy
Tôm bị gan tụy và đục cơ do thiếu oxy

gan tôm bệnh, ruột tôm không thức ăn
Gan tụy tôm bị bệnh AHPND, đường ruột không có thức ăn và đục cơ do thiếu oxy

Bài viết có sử dụng hình ảnh của Dr. Trần Hữu Lộc, Dr. Donald Lighner và Dr. Chalor Limsuwan

VinhthinhBiostadt
Đăng ngày 23/08/2013
KS. NGUYỄN THỊ KIỀU
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 22:52 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 22:52 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 22:52 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 22:52 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 22:52 28/01/2025
Some text some message..