Xây cảng cá tại Trường Sa: Nếu có nhà máy đông lạnh...

Xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài đảo không đơn giản chỉ dựa vào năng lực mà còn phải đảm bảo tới an ninh quốc phòng...

đảo sinh tồn
Những em bé vui đùa trên đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam)

TS. Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam (nguyên thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp & PTNT) cho biết, chủ trương xây dựng 6 khu neo đậu kết hợp cảng cá tại các đảo Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Phan Vinh, Đá Tây, Nam Yết đến năm 2020 được đánh giá là chủ trương rất tốt.

Theo ông Thắng, chủ trương đã đáp ứng được mong muốn của những ngư dân xây dựng thêm các âu thuyền trên 6 đảo làm nơi neo đậu, trú bão cho ngư dân. Đặc biệt, tại các đảo Đá Tây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá, cung cấp dầu, bán đá, nước giá gốc cho ngư dân. Kết hợp với đó là các dịch vụ thiết yếu khác như bảo quản, thu mua trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân tăng thời gian bám biển.

Tuy nhiên, vị Chủ tịch Hiệp hội nghề cá phải thừa nhận,  sau khi quy hoạch thì cơ sở hạ tầng, dịch vụ chưa được đầu tư tốt, chưa thỏa mãn được mong ước của ngư dân. Vì thế, ông Thắng mong muốn, cùng với Hiệp hội nghề cá, các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý, các đơn vị chấp pháp trên biển giành sự quan tâm hơn nữa, đầu tư tốt hơn nữa cho ngư dân trên biển.

Ông Võ Văn Trác- Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề Cá Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Thuỷ sản) cũng nhận định, xây dựng những cơ sở hạ tầng trên đảo tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân sản xuất, kinh doanh và sinh sống là vấn đề rất quan trọng, cần thiết và lâu dài.

Theo ông Trác, đây là chủ trương nhất quán, lâu dài trong công tác đấu tranh và bảo vệ chủ quyền của nước ta. Do đó, từng bước đi đều phải có tính toán.

Phải tạo điều kiện cho ngư dân có được cuộc sống yên ổn cả về tinh thần và văn hóa, vì thế, xây dựng cơ sở hậu cần hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết. Tuy nhiên, muốn thực hiện được tốt phải đòi hỏi tính đồng bộ, bao gồm cả cơ sở hạ tầng dưới biển và trên bờ.

Cụ thể đối với cơ sở hạ tầng dưới biển phải bao gồm cầu, cảng neo đậu; cơ sở hạ tầng trên bờ thì phải đảm bảo cung cấp được vật tư, nhiên liệu, cho tàu thuyền đi khai khác, rồi các cơ sở bảo quản, chế biến, các khu sửa chữa tàu, vấn đề thông tin liên lạc cũng rất quan trọng và không thể thiếu.

Vấn đề theo ông Trác là  phải xác định đầu tư, xây dựng thế nào? Dưới biển bao nhiêu, trên bờ biển bao nhiêu... tất cả đều phải được tính toán kỹ lưỡng.

"Cũng có thể kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ngay trên các đảo, nhưng cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ. Một là lựa chọn nhà đầu tư thế nào, đáp ứng các yêu cầu ra sao? Vì xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài đảo khác hoàn toàn trên đất liền, vì thế không đơn giản chỉ dựa vào năng lực mà còn phải tính toán cả yếu tố an ninh quốc phòng, chính trị, xã hội, chủ quyền biển đảo... Thứ hai, họ bỏ tiền đầu tư cũng phải có cơ chế hanh thông, phải mang lại hiệu quả kinh tế", ông Trác nói.

Nhà đầu tư nước ngoài được tham gia?

Bàn về việc này, Phó Tổng cục trưởng - Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT) - Nguyễn Ngọc Oai nói rõ thêm, Bộ nông nghiệp đã trình thủ tướng chính phủ phê duyệt quyết định và ban hành quyết định 1976 về quy hoạc cảng cá và âu thuyền tránh bão tại Khánh Hòa tới năm 2020. Trong đó, bao gồm cả cơ sở hạ tầng nghề cá trên một số đảo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo ông Oai, việc xây dựng các âu thuyền tránh bão, cảng cá và bao gồm cả các cơ sở dịch vụ hậu cần là nhằm mục đích đảm bảo cho công tác đánh bắt, khai thác của ngư dân hiệu quả, bền vững, đảm bảo được bảo quản sản phẩm.

Về định hướng đầu tư, ông Oai cho biết còn phụ thuộc vào nguồn vốn trong giai đoạn trung hạn 2016-2020.

Báo Đất Việt, 13/01/2016
Đăng ngày 14/01/2016
Lam Lam
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 01:21 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 01:21 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 01:21 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 01:21 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:21 20/11/2024
Some text some message..