Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

Một số tác dụng  của acid hữu cơ và muối của acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản. Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho động vật thủy sản đã được quan tâm nghiên cứu, nhất là khi có những lo ngại về vấn đề chuyển các vi khuẩn gây bệnh sang người từ những vi khuẩn kháng kháng sinh do sử dụng các chất kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở liều thấp.

Acid hữu cơ
Cơ chế tác động của acid hữu cơ tiêu diệt vi khuẩn có hại

Các nghiên cứu có liên quan đến acid hữu cơ và động vật thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung vào khả năng tăng cường hấp thu phospho và các khoáng chất khác . Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại (nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh) tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản; Cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng thành tích vật nuôi, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.

Tác dụng lên vi khuẩn gây bệnh và hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ

Acid hóa bột cá, nguyên liệu làm thức ăn và thức ăn có thể giúp khống chế sự phát triển của vi khuẩn trong điều kiện bảo quản. Acid hữu cơ và sự phối trộn trong chế biến thức ăn có thể đem lại lợi ích như một chất điều chỉnh môi trường đường ruột (Gut Environment Modifier - GEM). Trong nguyên liệu thức ăn hoặc trong ruột, những acid hữu cơ như acid formic, benzoic và furamic ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Những phân tử của acid hữu cơ thâm nhập vào vách tế bào vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn gram âm), phân ly trong tế bào chất và làm rối loạn những chức năng của tế bào. Do đó, khi được dùng với liều lượng thích hợp, hỗn hợp các muối của các acid này đem lại sự an toàn, hiệu nghiệm và chi phí thấp trong việc kiểm soát bệnh đường ruột do vi khuẩn gram âm, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ phát triển.

Tác dụng kích thích tăng trưởng

Cho đến nay, người ta đã chứng minh được việc thêm các chất kháng sinh vào thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản đã cải thiện tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của vật nuôi. Tuy nhiên, gần đây đã có sự gia tăng nhận thức của người tiêu dùng và những người nuôi trồng thủy sản về nuôi trồng thủy sản bền vững và có trách nhiệm, cũng như có quá nhiều tranh luận về các sản phẩm xuất xứ từ các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, EU đã cấm sử dụng tất cả kháng sinh trong thức ăn động vật vì việc sử dụng các kháng sinh ở nồng độ thấp trong thức ăn chăn nuôi sẽ có khả năng chuyển những gen kháng kháng sinh sang các vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật 

Chính vì vậy, các acid hữu cơ và muối của chúng đã được quan tâm sử dụng như là những phụ gia trong thức ăn chăn nuôi (được gọi là non-antibiotics) nhằm thay thế các chất kháng sinh.
Trong dinh dưỡng động vật, các chất acid hữu cơ và muối của chúng dùng để cải thiện thành tích vật nuôi thông qua các đường khác nhau: thức ăn, trong đường dạ dày - ruột và do đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của động vật.

Bảng 1. Tác dụng của acid hữu cơ và muối trong dinh dưỡng động vật.

Phạm vi

Dạng tác dụng

Tác dụng

Thức ăn

H+

Giảm pH

Giảm khả năng liên kết acid

Giảm sự phát triển của vi khuẩn

H+ và ion (-)

Kháng khuẩn

Đường ruột

H+

Giảm pH trong dạ dày, tá tràng

Tăng hoạt lực của pepsin

 

Ion (-)

Tác nhân tạo phức hợp với các cation (Ca2+, Mg2+, Fe2+, Cu2+, Zn2+)


Trong thức ăn: ngay cả trong điều kiện môi trường có vệ sinh tốt, thức ăn thủy sản cũng có thể bị ảnh hưởng do một lượng nhỏ nấm mốc, nấm men và vi khuẩn. Trong điều kiện thích hợp, các vi sinh vật này phát triển nhanh chóng, đặc biệt ở độ ẩm cao (> 14%). Những chất bảo quản làm giảm sự phát triển của vi sinh vật và do đó làm giảm nguy cơ đưa vào tôm, cá những vi sinh vật gây bệnh.
Ngoài ra, acid còn khử những liên kết trong các nguyên liệu thức ăn và do đó cải thiện thành tích vật nuôi. Hàm lượng protein cao trong thức ăn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tốt cho những con non nhưng cũng sinh ra hệ đệm trong thức ăn cao và làm giảm acid HCl trong dạ dày, dẫn đến sự hoạt hóa pepsin và tiết enzym dịch tụy vì vậy cũng giảm, làm cho tiêu hóa dưỡng chất bị hạn chế. Các acid hữu cơ được đưa vào sẽ làm giảm hệ đệm của thức ăn và do đó giúp cải thiện tiêu hóa thức ăn.
Trong đường tiêu hóa: cơ chế hoạt động của các acid hữu cơ trong đường tiêu hóa hoạt động theo 2 cách: (1) làm giảm pH trong dạ dày, đặc biệt ở ruột non, (2) phân ly trong tế bào vi khuẩn và sự tích lũy các anion muối ức chế sự phát triển của những vi khuẩn gram âm.
Như đã đề cập ở trên, pH không thích hợp ở dạ dày sẽ ức chế hoạt động của pepsin và làm cho sự tiêu hóa protein bị hạn chế. Hoạt động phân giải protein đòi hỏi pH < 4. Cũng như vậy, hoạt động tiết ra enzym dịch tụy cũng bị hạn chế khi pH cao và do đó làm giảm khả năng tiêu hóa chung ở những động vật độc vị (monogastric).
Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn có thể dẫn đến pH thấp ở tá tràng, cải thiện việc giữ lại nitơ và làm tăng độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng.
Các vi khuẩn như Salmonella, E. coli bị ức chế hoạt động khi pH < 5, các acid hữu cơ xâm nhập qua màng tế bào vi khuẩn, phân ly trong tế bào chất làm thay đổi hoạt động của các enzym và trao đổi chất của tế bào, do đó ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự suy giảm số lượng vi khuẩn trong dạ dày và tá tràng, trong khi chủng vi khuẩn có lợi là Lactobacillus dường như chịu được môi trường có tính acid và thậm chí còn phát triển thêm về số lượng.
Trong trao đổi chất: các acid hữu cơ và muối của chúng cũng được xem là nguồn cung cấp năng lượng trong thức ăn của vật nuôi.
 Bảng 2. Năng lượng thô của các acid hữu cơ và muối của chúng trong thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Acid hữu cơ/muối

Độ hòa tan

trong nước

Năng lượng thô

(kcal/kg)

Formic acid

Rất tốt

1.385

Acetic acid

Rất tốt

3.535

Propionic acid

Rất tốt

4.968

Lactic acid

Tốt

3.607

Citric acid

Tốt

2.460

Calcium formate

Thấp

931

Sodium formate

Rất tốt

931

Calcium propionate

Tốt

3.965

Calcium lactate

Thấp

2.436

Nguồn: Freitag, 2006; trích bởi Christian Lückstädt, 2006a.

Mặc dù đã có nhiều báo cáo về tác dụng các acid hữu cơ nhưng những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho thấy tác dụng của thức ăn có bổ sung các acid hữu cơ và muối của chúng còn phụ thuộc vào loài thủy sản và/hoặc phụ thuộc vào loại acid được nghiên cứu. Đặc biệt cần có nghiên cứu sâu hơn về cơ chế kháng khuẩn của các acid hữu cơ, và không loại trừ các vi khuẩn gây hại sẽ dần dần chịu được môi trường có pH thấp, từ đó phát sinh ra những chủng vi khuẩn gây hại có độc lực cao hơn so với các chủng vi khuẩn được biết hiện nay.

Sưu tầm
Đăng ngày 13/03/2017
Đào Minh
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Cá mó - Một chiến binh làm sạch rạn san hô cần được bảo vệ

Những chú cá mó không chỉ mang vẻ đẹp sặc sỡ điểm tô sắc màu đại dương mà còn là những chiến binh làm sạch rạn san hô đang cần sự chung tay của tất cả chúng ta bảo vệ.

Cá mó
• 10:19 30/12/2024

Cá đông lạnh và cá tươi sống: nên chọn loại nào tốt hơn?

Giữa muôn vàn lựa chọn thực phẩm, việc quyết định mua cá đông lạnh hay cá tươi sống luôn là mối băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Bởi lẽ, mỗi loại sản phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng về chất lượng, chi phí, và sự tiện lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến túi tiền và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Cá đông lạnh
• 10:19 30/12/2024

Thu mua tôm nhiều hơn để làm khô phục vụ Tết nguyên đán 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và như mọi năm, đây là dịp để các gia đình, doanh nghiệp, và cá nhân chuẩn bị những món quà đặc biệt cho người thân, bạn bè và đối tác.

Tôm khô
• 10:19 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 10:19 30/12/2024

Cua hấp bia: Hương thơm ngọt lành ngày Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, bàn tiệc gia đình không chỉ là nơi sum họp mà còn là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn hấp dẫn, độc đáo

Cua hấp
• 10:19 30/12/2024
Some text some message..