Ấm lòng mùa đánh bắt của ngư dân Quảng Trị

Từ đầu tháng 10 đến nay, ngư dân Quảng Trị “trúng đậm” nhiều loại hải sản khác nhau như cá khoai, cá chim, mực, ghẹ, cá bè vàng, cá chai, cá trích, ốc hương... tại các vùng bãi ngang của tỉnh.

Người dân vùng bãi ngang tỉnh Quảng Trị trúng đậm nhiều loài hải sản khác nhau

Hơn 1 tháng qua, ngư dân vùng bãi ngang tỉnh Quảng Trị liên tiếp đánh bắt được sản lượng lớn các loại thủy hải sản.

Đây là một tín hiệu vui đối với người ngư dân Quảng Trị sau những khó khăn dồn dập do thiên tai và dịch bệnh. Qua đó, hứa hẹn về vụ mùa đánh bắt đạt sản lượng và thu nhập cao khi Tết Nguyên đán đang đến gần.

Theo ghi nhận tại các vùng bãi ngang trên địa bàn, từ đầu tháng 10 đến nay, ngư dân Quảng Trị “trúng đậm” nhiều loại hải sản khác nhau như cá khoai, cá chim, mực, ghẹ, cá bè vàng, cá chai, cá trích, ốc hương...

Tại xã Triệu Lăng, địa phương có số lượng ghe thuyền đánh bắt vùng bãi ngang lớn nhất tỉnh Quảng Trị với 322 chiếc, công suất từ 9-24CV. Theo địa phương này, chỉ trong tháng 10 vừa qua, tổng sản lượng đánh bắt trên địa bàn ước được trên 356 tấn hải sản các loại, doanh thu ước đạt trên 1,7 tỷ đồng.

Ông Đặng Quang Hải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Triệu Lăng chia sẻ, thời gian vừa qua, các ghe thuyền đánh bắt gần bờ của xã đều được mùa biển. Bà con rất vui mừng và phấn khởi khi đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị.

Có những ghe đạt lợi nhuận từ 5-10 triệu đồng/ngày, trung bình các ghe khác đạt từ 1-5 triệu đồng/ngày đi biển... Chính điều đó đã góp phần giúp bà con nâng cao chất lượng cuộc sống cũng có như có điều kiện để đầu tư cải hoán ngư lưới cụ.

Vào khoảng 9h sáng, có mặt tại bãi biển thôn 6, hằng trăm con thuyền cập bến sau một đêm dài đánh bắt trên biển được xếp hàng dài.

Những con thuyền này ra khơi vào khoảng 3-4h sáng và cập bến vào lúc 8-9h sáng cùng ngày, trung bình mỗi ghe đi 2 chuyến/ngày. Bà con ở đây cho biết, sau các cơn mưa bão, biển động thì việc đánh bắt thủy hải sản được thuận lợi và đạt năng suất cao.

Vừa trở về sau một đêm đánh bắt trên biển, thuyền của ông Trần Thu, thôn 6, xã Triệu Lăng đầy ắp ghẹ và cá chim biển. Đôi tay thoăn thoắt gỡ ghẹ ra khỏi lưới, ông Thu nói, tàu của ông có công suất 10CV, ra biển từ lúc 3h sáng và đến 8h thì vào lại.

Mỗi chuyến như vậy ông thả khoảng 40 tay lưới ghẹ, đánh bắt được khoảng 10-15kg ghẹ, khoảng 5kg cá chim. Mỗi ngày thu được từ 1-1,5 triệu đồng, ngày nào ít thì được khoảng 500.000 đồng. Dịp này mới bão xong nên được mùa ghẹ, những ngày này ông tranh thủ ra biển 2 chuyến/ngày để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Các loại hải sản được thương lái thu mua tại bãi biển. Ghẹ xanh loại 1 để xuất khẩu có giá từ 170.000-200.000 đồng/kg, ghẹ hoa có giá 50.000-70.000 đồng/kg; cá chim có giá 100.000 đồng/kg; cá khoai có giá 70.000-100.000 đồng/kg.

ngư dân
Chỉ trong tháng 10 vừa qua, tổng sản lượng đánh bắt hải sản tại xã Triệu Lăng (Quảng Trị) đạt trên 356 tấn các loại, doanh thu ước đạt trên 1,7 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN.

Ông Trần Vinh Việt, thôn 6, xã Triệu Lăng cho biết, từ đầu tháng 9 âm lịch đến nay, ghe của ông trúng ghẹ liên tục. Trung bình mỗi ngày tôi đánh bắt được 2 chuyến với khoảng 20-30kg ghẹ. Năm nay, tình hình đánh bắt ở vùng biển bãi ngang được mùa hơn những năm trước nhưng giá cả thương lái thu mua thấp do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị, tỉnh hiện có 217 tàu cá được cấp Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định; trong đó, vùng khơi 190/273 giấy phép, đạt 69,5%; vùng lộng 22/176 giấy phép, đạt 12,5%; vùng bờ 5/863 giấy phép, đạt 0,58%.

Sản lượng khai thác thủy sản dự ước trong tháng 10 đạt 1.007 tấn; trong đó, khai thác biển 880 tấn, cao hơn cùng kì năm 2020 chỉ khai thác được 295 tấn. Dự ước tổng sản lượng thủy sản 10 tháng đầu năm 2021 đạt 31.874 tấn, bằng 101,3% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 86,2% so với kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị, cho biết năm nay thời tiết thuận lợi, người ngư dân vùng bãi ngang đánh bắt được nhiều loại hải sản. Sản lượng khai thác cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và đạt kế hoạch đề ra. Người dân phấn khởi, yên tâm bám biển sản xuất hiệu quả.

Để người dân có thể khai thác bền vững nguồn lợi thủy hải sản, đơn vị cũng đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, kiểm tra hướng dẫn bà con khai thác đúng vùng, đúng tuyến không vi phạm Luật Thủy sản 2017.

Đặc biệt, đối với người dân vùng bãi ngang, tỉnh cũng tăng cương khuyến cáo bà con không được sử dụng các biện pháp khai thác tận diệt như dùng lưới giã cào hay mìn để bảo vệ ngư trường.

TTXVN
Đăng ngày 05/11/2021
Thanh Thủy
Nông thôn

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 20:24 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 20:24 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 20:24 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 20:24 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 20:24 16/02/2025
Some text some message..