"Ăn chắc mặc bền" với mô hình tôm lúa

Trong đó mô hình tôm - lúa được nông dân Bạc Liêu áp dụng từ nhiều năm nay và được các nhà khoa học xác định là mô hình có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, đạt hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường.

"Ăn chắc mặc bền" với mô hình tôm lúa
Nông dân thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu kiểm tra tôm càng xanh xen lúa

Tính đến nay, toàn tỉnh Bạc Liêu có trên 33.000 ha tôm – lúa, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Bắc Quốc lộ 1A như: Hồng Dân, Phước Long và thị xã Gía Rai.

Thực tế sản xuất của nông dân qua nhiều năm cho thấy, trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” về sử dụng nguồn nước lợ, ngọt trong quá trình sản xuất. Vào mùa khô, nước ngoài sông rạch mặn thì lấy vào nuôi tôm sú, đến mùa mưa, nông dân lại lấy nước ngọt vào trồng lúa. Hình thức nuôi tôm chủ yếu là thu tỉa thả bù, vụ tôm thả từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 – 1,5 tháng, mật độ tổng thả 2 - 3 con/m2. Giống lúa sử dụng trong mô hình là giống chịu mặn. Nuôi tôm sau vụ lúa, nền đáy ruộng nuôi đã được khoáng hóa, hạn chế được tình trạng đất bị lão hóa do ngập mặn lâu dài; đồng thời cắt mầm bệnh trong ruộng nuôi khi trồng lúa, môi trường nuôi ổn định nên khi nuôi tôm không phải sử dụng đến kháng sinh, hóa chất. Mô hình này góp phần giảm chi phí sản suất, tăng năng suất và lợi nhuận trên một đơn vị sản xuất. Năng suất tôm sú trung bình là 250 – 300 kg/ha/năm, năng suất lúa đạt 4 – 4,5 tấn/ha.

Ngoài ra, vào vụ trồng lúa, bà con còn kết hợp thả tôm càng xanh xen với lúa. Phương thức nuôi này chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có thêm sản phẩm tôm; năng suất tôm càng xanh đạt trung bình từ 200 – 250kg/ha, lợi nhuận từ 30 – 35 triệu đồng/ha.

So với tiềm năng và lợi thế của tỉnh thì những kết quả đạt được còn thấp, chi phí sản xuất cao, giá cả tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh; trong sản xuất còn gặp nhiều rủi ro như: thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh trên các đối tượng nuôi xảy ra thường xuyên, bà con chưa quan tâm tới chất lượng con giống và các biện pháp kỹ thuật mới, ý thức bảo vệ môi trường của người sản xuất còn hạn chế…

Để mô hình luân canh tôm - lúa tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cần quy hoạch hợp lý các vùng luân canh tôm- lúa để có các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp và chính sách tín dụng hỗ trợ cho sản suất; tăng cường tập huấn kỹ thuật cả về lúa và tôm, nhất là về quản lý môi trường nước và phòng trị bệnh; tổ chức lại lại sản suất, theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã có bao tiêu sản phẩm, áp dụng quy trình sản suất an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP; cải thiện, nâng cao giá trị hàng hóa cả con tôm và cây lúa, qua đó tăng thu nhập cho người nông dân.

TTKNQG
Đăng ngày 17/11/2018
Minh Phát
Nông thôn

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Hướng dẫn nuôi cá nóc cảnh: Vẻ đẹp độc đáo dưới nước

Cá nóc cảnh là một trong những loài cá độc đáo và thú vị được người chơi cá cảnh yêu thích. Với vẻ ngoài đáng yêu, hình dáng tròn trịa, và khả năng phồng to khi gặp nguy hiểm, cá nóc không chỉ thu hút người chơi bởi sự khác biệt mà còn là một thử thách hấp dẫn trong việc chăm sóc.

Cá nóc cảnh
• 11:42 07/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 11:42 07/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 11:42 07/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 11:42 07/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:42 07/12/2024
Some text some message..