An Giang: Cá chợ lên ngôi

Hiện nay, các mặt hàng cá chợ như: cá he, cá hú, cá điêu hồng, cá lóc, cá trê, cá mè vinh… tăng giá, làm người nuôi hết sức phấn khởi. Mặt hàng cá chợ “lên ngôi”, một phần do cá xuất khẩu sang Campuchia tăng mạnh, một phần do sản lượng nuôi trong dân ít đi.

An Giang: Cá chợ lên ngôi
Cá điêu hồng, một đối tượng nuôi hiện có nhiều lợi thế

Sản lượng cá ít

Năm 2016, 2017 và giữa năm 2018, ngư dân nuôi các mặt hàng cá chợ “thắng lớn”, bước sang những tháng cuối năm 2018, tình hình bắt đầu gặp khó vì “cung vượt cầu”. Để giải quyết bài toán này, nhiều hộ nông dân đã năng động chuyển sang nuôi cá xuất khẩu. “Sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, cá he rớt giá còn 24.000 đồng/kg, tìm thương lái để bán rất khó khăn. Nguyên nhân do trước đó, người nuôi thấy cá có giá nên tăng sản lượng nuôi, trong khi thị trường vẫn vậy, giá cá rớt xuống thấp nên nhiều hộ thua lỗ. Một số người cố bám trụ với nghề, còn lại chuyển sang nuôi các loại cá khác, từ đó sản lượng cá điêu hồng trên thị trường hụt trở lại, cá lại tăng giá” - ông Nguyễn Văn Tộ (ngư dân xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) phân tích.

Đối với mặt hàng cá điêu hồng, có thời điểm, giá cá thịt tăng lên 42.000 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi từ 30.000-32.000 đồng/kg (tùy thời điểm), ngư dân lãi từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, đây là mức lợi nhuận mà nông dân mơ ước. Lãi nhiều kèm theo rủi ro sẽ cao; rủi ro ở đây là do đa phần người nuôi cá mang tính tự phát, không kiểm soát được sản lượng, còn việc tiêu thụ do thị trường điều tiết. Thời gian qua, người nuôi do thiếu thông tin, chỉ trông cậy vào thông tin được cung cấp bởi thương lái, từ đó những người nuôi thủy sản đa phần đều “lên bờ, xuống ruộng”. Để điều tiết cung - cầu trong sản xuất các mặt hàng cá chợ lẫn cá xuất khẩu cần phải tạo điều kiện và nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng. Hơn 20 năm qua, thực tế trên thị trường cho thấy, mặt hàng nào thiếu hụt thì giá cả cao quanh năm và ngược lại, điển hình là mặt hàng cá hú, cá he. “Hai loài cá này nuôi thời gian dài, tâm lý của nông dân thích làm dễ, ăn nhanh, đầu tư thời gian ít, bà con mãi chạy theo những việc như vậy. Việc gì dễ thì có nhiều người làm, từ đó thất bại” - ông Lê Văn Tiệm (ngư dân xã Phú Bình, Phú Tân) chia sẻ.

Xuất khẩu tăng

Những ngày này, có dịp trở lại Cửa khẩu Khánh Bình (An Phú), điều dễ nhận thấy là không khí mua bán các mặt hàng cá chợ giữa thương lái 2 nước Việt Nam - Campuchia rất sôi động. Thương lái Campuchia mang xe có trọng tải lớn nối đuôi nhau vào bãi nhận cá, cùng với đó, các địa phương như: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau… lực lượng thương lái chở cá nuôi lên bán cho các vựa tại Cửa khẩu Khánh Bình, từ đây, các mặt hàng cá chợ được xuất khẩu sang thị trường Campuchia như: cá điêu hồng, cá lóc, cá trê, cá rô đến các mặt hàng cá biển như: cá sòng, cá bạc má, tôm, cua, ghẹ… tạo nên không khí náo nhiệt, tấp nập.

“Năm nào cũng vậy, thời điểm cuối tháng 3, thị trường Campuchia bắt đầu “ăn” cá mạnh. Đây là thời điểm cá đồng ở đất nước Chùa tháp khai thác ít. Chính phủ Campuchia đã có quy định, mùa cá mang trứng người dân không được bắt, vì vậy, thương lái nước này quay sang mua các mặt hàng cá chợ mang về nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tại địa phương. Điểm khác biệt so với những năm trước, sản lượng mỗi đợt mua nhiều hơn và thanh toán bằng tiền mặt” - ông Trần Anh Chiến (thương lái chuyên bán cá vào thị trường Campuchia) thông tin.

Xuất khẩu cá sang Campuchia tăng mạnh đã giúp các mặt hàng cá chợ tăng lên, người nuôi cá rất phấn khởi. Ngoài thị trường Campuchia, thương lái từ các nơi như: TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Nha Trang (Khánh Hòa) cũng vào An Giang tìm nguồn hàng cá nước ngọt để xuất khẩu sang các thị trường như: Châu Phi, Trung Quốc, Bangladesh, từ đó giá cá những ngày qua tăng nhanh.

“Để những người nuôi cá chợ hạn chế rủi ro, thời gian qua, ngư dân, đại lý thức ăn cùng lực lượng thương lái liên kết lại với nhau. Đại lý đầu tư thức ăn cho ngư dân trong suốt vụ nuôi, sau đó kết hợp thương lái mua cá của ngư dân để họ thu lại tiền. Các bên cùng tham gia vào chuỗi sản xuất, giá cá mua theo giá thị trường. Quá trình liên kết này ngư dân sẽ có đầu ra ổn định, thương lái có nguồn cung ổn định, đại lý bán được thức ăn… tất cả đều có lợi” - ông Huỳnh Tấn Hải (ngụ xã Mỹ Hòa Hưng) chia sẻ.

Báo An Giang
Đăng ngày 09/04/2019
Minh Hiển
Kinh tế

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:21 16/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:22 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:22 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 10:22 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:22 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:22 19/01/2025
Some text some message..