An Giang: Đàn cá hoang từ đâu xuất hiện ở con kênh Thần Nông

Xưa nay, loài cá ngoài tự nhiên thường trú ngụ tại những nơi sông sâu. Nhưng thật lạ, có một đàn cá hoang “vô chủ” đã đến ở ngay khúc kênh Thần Nông (xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Hàng ngày, những chú cá này được nhiều nông dân giàu lòng nhân hậu nuôi dưỡng giống như “thú cưng”…

Đàn cá
Anh Luận vừa cho cá ăn, vừa đùa giỡn với đàn cá hoang ở dòng kênh Thần Nông, xã xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang)

Chúng tôi lân la tìm về dòng kênh Thần Nông, nơi “hội tụ” của hàng ngàn con cá da trơn nổi tiếng khắp vùng. 

Xưa, vùng đất Phú Thành nằm heo hút trong “lòng chảo” của huyện cù lao Phú Tân (tỉnh An Giang). Mùa nước nổi về, người dân và học sinh muốn sang xã khác gặp vô vàn khó khăn, phải lụy xuồng, đò. Ngày nay, đường sá được tôn cao, trải nhựa phẳng phiu, xe cộ chạy thẳng tắp.

“Đàn cá hoang”

Dưới kênh, nước chảy thông suốt ra tận “sông cái”,  cung cấp đủ nước cho bà con nông dân trồng lúa, nếp. Có lẽ, chính vì sự thuận lợi này, cùng với tấm lòng nhân hậu của bà con nông dân ở đây mà nguồn cá thiên nhiên tìm về dòng kênh Thần Nông trú ngụ.

Dẫn chúng tôi xuống mé kênh, anh Năm Luận (44 tuổi) nhanh tay dùng thanh cây gõ lộp cộp vào tấm ván. Như hiểu được tiếng gọi của con người, bỗng chốc đàn cá bơi tới làm nước dưới kênh gợn sóng. Xách nửa bao thức ăn rải xuống dòng kênh, hàng trăm ngàn con cá tranh nhau quẩy đuôi lạch đạch đớp mồi, nước văng tung tóe. 

Tình cờ dịp này, người dân ở các xã lân cận tranh thủ đến xem “đàn cá hoang”. Điều đó chứng tỏ, chuyện “đàn cá hoang” trú ẩn tại khúc kênh này có sức hút hấp dẫn đối với cư dân sống trong vùng.

ChuốiChuối chín, mít chín là loại trái cây mà đàn cá hoang ở kênh Thần Nông rất thích ăn

Lâu nay, việc dụ cá hoặc thuần dưỡng loài cá hoang trong tự nhiên gần gũi con người là chuyện chưa ai nghĩ tới. Bởi lẽ, loài cá sinh sống ở các con sông, kênh, rạch đều nhút nhát.  

Thế nhưng, xuất phát từ câu chuyện ra bờ kênh rửa chén giản đơn hàng ngày của một phụ nữ, đã thu hút được cá thiên nhiên trú ẩn, y như “thú cưng” cho tới bây giờ. Chỉ tay về khúc kênh cách đó chừng 1km, Năm Luận nói rằng, một số người dân dùng tre bao xung quanh khúc kênh, nhử mồi, làm đủ kiểu để “dụ” cá đến ở, nhưng bất thành.

Tiếp chúng tôi trên lán trại cặp mé kênh, chị Nguyễn Thị Mai (53 tuổi, người phụ nữ “có duyên” thu hút được “đàn cá hoang” tại khúc kênh này) vui vẻ kể lại câu chuyện “đàn cá hoang” về trú ngụ nơi đây gần 3 năm.  Vào một buổi chiều, chị Mai bưng mâm chén ra bờ kênh rửa, hôm đó là ngày đặc biệt khi không biết ở đâu, đàn cá bơi tới ăn mồi cặn do chị Mai rửa chén.

“Tui rửa chén tại bờ kênh này mấy chục năm, nhưng chiều hôm đó, dưới kênh xuất hiện đàn cá bu lại ăn mồi. Ban đầu, tui không để ý,  xem đó là việc bình thường. Gia đình mình ăn chay nên không nghĩ đến ý định sử dụng chài, lưới đánh bắt đàn cá này” - chị Mai nhớ lại.

Ngày qua ngày, mỗi lần chị Mai xuống bờ kênh rửa chén, như hẹn nhau từ trước, đàn cá kéo đến để ăn mồi cặn và ngày càng nhiều. Thấy chuyện lạ, chị tiết lộ với gia đình. Sau đó, chị mua thức ăn rải xuống mé kênh mỗi ngày 2 buổi, dần dà đàn cá kéo tới hàng ngàn con.

Lo sợ đàn cá bị một số người dùng lưới, xuyệt đánh bắt, anh Trần Văn Đặng (chồng chị Mai) đem cọc tre xuống kênh cắm bao quanh một đoạn, diện tích khoảng 50m2, rồi kết lục bình lại để đàn cá trú ngụ. 

“Cá đủ loại, trong đó số lượng cá tra, cá vồ đém rất nhiều. Với số lượng đàn cá kéo về trú ngụ ngày càng đông, tui cùng anh em trong xóm phối hợp mở rộng thêm, với  diện tích gần 1.000m2 để cá bơi lội thoải mái” - anh Đặng cho hay.

Ao cáNhiều người đến xem đàn cá hoang ăn chen chúc ở đoạn kênh Thần Nông đoạn cháy qua xã xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Thuần dưỡng cá hoang như “thú cưng”

Hôm cho đàn cá ăn, chúng tôi thấy có nhiều chiếc ghe chạy ngang, sóng vỗ oàm oạp mé kênh nhưng đàn cá vẫn tung tăng ăn mồi. Người dân trong xóm xem đàn cá như “thú cưng”. 

Để chứng minh điều đó, Năm Luận giơ tay bắt từng con cá mà không cần ngư cụ cho chúng tôi xem. Những con cá ngoe nguẩy cái đuôi như mừng rỡ.

Còn anh Trần Văn Đặng được xem là “chủ nhân” của “đàn cá hoang” chậm rãi chia sẻ: “Không riêng gia đình tui, mà nhiều người dân trong xóm yêu quý đàn cá. Bây giờ, nhiều người trong xóm làm “tình nguyện viên” đi tìm thức ăn cho đàn cá”.

Theo ước lượng của anh Đặng, sản lượng “đàn cá hoang” khoảng 30 tấn. Với số lượng đàn tăng vọt như vậy, chuyện tìm thức ăn “giữ chân” đàn cá là không dễ. “Nhiều lúc muốn dỡ bỏ cái quầng để đàn cá bơi đi nơi khác. 

Nhưng mỗi lần thấy chú cá nào bơi ra khỏi quầng bị bủa lưới đánh bắt, tui rất đau xót. Nuôi riết mến tay mến chân” - anh Đặng trải lòng. Với sản lượng 30 tấn cá như vậy, mỗi ngày đàn cá ăn đến 10 bao thức ăn, mỗi bao khoảng 300.000 đồng.

Mặc dù sống hoang dã, nhưng đàn cá không kén chọn thức ăn. Do đó, những thức ăn, như: Dưa leo, bắp cải, mít, khóm, bí đao, chuối, rau muống… đều được đàn cá ăn ngon lành. Chúng tôi cầm lên miếng mít chín quăng xuống kênh, đàn cá bu lại đớp ngay. Khắp nơi trong vùng ai cũng biết đến đàn cá này, nên xung phong đi bẻ “dưa leo tàn” mang về dự trữ cho cá.

Biết nơi đây có  “đàn cá hoang”, nhiều người không ngại đóng góp vật chất để nuôi đàn cá. “Ai có gì cho nấy, nếu người dân ở gần thì họ góp công, còn ở xa góp của để mua thức ăn nuôi đàn cá. Chừng nào đàn cá còn ở thì chúng tôi sẽ bỏ công ra nuôi và bảo vệ” - anh Đặng bày tỏ.  

Giờ đây, đàn cá hoang sống dưới kênh Thần Nông được xem là thú vui  giải trí của cư dân trong vùng. Lúc rảnh rỗi, họ chạy xe đến xem đàn cá, chụp vài tấm ảnh lưu niệm.

Bốc một nắm thức ăn, chú Nguyễn Văn Lước (76 tuổi, ngụ xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) rải xuống cho đàn cá ăn. Thấy đàn cá bu đông, chú Lước trầm trồ: “Đàn cá ở đây có số lượng rất lớn, không nơi nào sánh bằng”.

Còn chú Sĩ Nghị (75 tuổi, ngụ thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) nói rằng: “Những địa phương có cá trú ẩn thường nằm ở sông lớn và sâu. Tuy nhiên, đàn cá này chọn kênh Thần Nông trú ngụ, chuyện lạ thiên nhiên khó giải thích. Bà con ở đây thuần dưỡng được  “đàn cá hoang” như vậy, khiến chúng tôi khâm phục. Xem đàn cá lên đớp thức ăn, tôi rất mê. Hy vọng, bà con cố gắng tìm thức ăn để đàn cá ở đây mãi”.

Chia tay bà con xóm kênh Thần Nông cũng là lúc trời về chiều. Vậy mà, người dân ở đây vẫn còn nhiệt tình cho đàn cá ăn. Họ yêu thương đàn cá như chính người thân của mình.

Dân Việt
Đăng ngày 10/04/2023
Thành Chinh
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 21:40 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 21:40 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:40 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 21:40 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 21:40 08/11/2024
Some text some message..