An Giang: Khai thác thủy sản mùa lũ

Sau nhiều năm lũ nhỏ, năm nay, lũ lên rất cao, sớm đạt mức báo động (BĐ) 2 từ đầu tháng 9 và dự báo xấp xỉ mức BĐ3 từ giữa tháng 9-2018. Tuy nhiên, lũ về sớm và lên quá nhanh, lượng thủy sản tự nhiên cũng chưa nhiều, bà con mưu sinh vùng lũ vẫn còn khá vất vả.

An Giang: Khai thác thủy sản mùa lũ
Mặc dù lũ lớn nhưng nguồn lợi thủy sản vẫn chưa nhiều
Thủy sản tự nhiên không tăng

Gắn bó cả đời với vùng cù lao xã Phú Hữu (An Phú), thấy năm nay nước tràn đồng sớm, ông Hồ Văn Đại đã mạnh dạn đầu tư hơn 1.000m dớn ở cánh đồng ấp Phú Hiệp (xã Phú Hữu). Tuy nhiên, do con nước lên nhanh bất ngờ, ngập lút đường đăng, cá không đi vào đú mà thoát ra ngoài nhiều khiến ông thất thu.

“Những năm trước lũ nhỏ hơn, tôi vẫn đổ được từ 100-200kg cá/ngày. Năm nay không nghĩ lũ lớn như vậy nên đầu tư đường đăng hơi thấp, bình quân mỗi ngày chỉ đổ được khoảng 30kg cá (chủ yếu là cá linh tròn). Với giá bán hiện tại 33.000 đồng/kg, coi như không có lời” - ông Đại than.

Tương tự như những hộ khai thác nhỏ lẻ, những hộ có truyền thống khai thác đáy ở huyện đầu nguồn An Phú thấy phấn khởi khi con nước lên sớm. Nếu như những năm trước lũ nhỏ, nhiều người còn ngần ngại đấu giá khai thác đáy để chờ diễn biến con nước thì năm nay, phần lớn các đáy đều có các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá thành công. Ông Nguyễn Hữu Hải, người chuyên khai thác đáy ở ấp Vĩnh Hội (xã Vĩnh Hội Đông, An Phú) cho biết, về nguyên lý, năm nào lũ lớn thì lượng thủy sản nhiều, lũ nhỏ thì thủy sản ít.

“Điển hình như năm 2015, lũ rất nhỏ, tôi trúng thầu khai thác giang đáy ở trung tâm ấp Vĩnh Hội với giá 351,5 triệu đồng. Tôi đóng được 2 đáy khai thác nhưng tính lại bị lỗ hơn 170 triệu đồng. Sang năm 2016, tình hình thủy sản cũng không nhiều nhưng năm 2017 vừa rồi, lũ lớn hơn, lượng thủy sản rất khá” - ông Hải phân tích.

Theo công văn hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 1-9-2018, các giang đáy mới bắt đầu đóng đáy khai thác cá linh và một số loài thủy sản khác. “Do lũ về sớm và lên nhanh nên việc đóng đáy cũng gặp khó. Ban đầu, lượng khai thác cũng chưa nhiều. Chúng tôi kỳ vọng từ nửa cuối tháng 9 đến tháng 10, 11, lượng cá sẽ nhiều hơn do cá lên đồng trưởng thành rồi trở lại sông” - một chủ khai thác đáy ở xã Vĩnh Hội Đông chia sẻ.

Tranh thủ làm ăn


Đối với những hộ mưu sinh theo nghề đặt lọp cua đồng ở khu vực biên giới Vĩnh Hội Đông, Khánh Bình, Khánh An… của huyện An Phú, lũ về sớm nên việc đặt lọp cũng bắt đầu sớm hơn. Tùy theo số lượng lọp, mỗi đêm một người có thể thu hoạch từ 5-7kg cua. Cua đồng được các chủ vựa thu mua với giá từ 23.000 -28.000 đồng/kg (tùy loại lớn, nhỏ), người dân có thể kiếm được khoảng 200.000 đồng/đêm.

Ở khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên và bờ Bắc kênh Vĩnh Tế, lũ về sớm khiến nhiều hộ canh tác đất nông nghiệp ngoài đê bao bị tổn thất lớn. Thấy nước tràn đồng, ông Nguyễn Văn Đởi (quê ở tỉnh Kiên Giang) đã tranh thủ sang cánh đồng ở xã biên giới Vĩnh Gia (Tri Tôn) thả lưới bắt cá nhưng khai thác chưa được bao nhiêu.

“Thấy nước mênh mông vậy chớ cá chưa nhiều. Có lẽ do lũ về sớm nên cá chưa kịp lên đồng. Giăng lưới cả đêm, tôi chỉ kiếm được vài ba ký cá rô (loại cỡ 2 ngón tay), cá chạch, cá trê… coi như chỉ đủ tiền cơm, chi phí sinh hoạt hàng ngày. Khoảng từ 2-3 tuần nữa, cá lớn hơn, khai thác chắc được nhiều hơn” - ông Đởi kỳ vọng.

Tương tự, thấy các cánh đồng cặp kênh Vĩnh Tế nước đã ngập sâu, gia đình ông Lê Văn Xíu (ấp Phú Tâm, xã An Phú, Tịnh Biên) đầu tư gần 3km dớn ở cánh đồng sát biên giới Campuchia.

“Do nước ngập sâu nên phải đầu tư độ cao đường đăng gần gấp đôi năm trước, chi phí cũng cao hơn. Hiện tại, cá chưa lớn, sản lượng ít nên khai thác chỉ được vài chục kg cá mỗi ngày, đủ tiền xăng chạy máy. Tôi nghe dự báo ngày 15-9, nước trên kênh Vĩnh Tế tại Xuân Tô lên gần mức báo động 3. Nếu như vậy, mức nước sẽ dâng ngập lút đường đăng, sản lượng khai thác sẽ còn ít hơn. Tuy nhiên, kỳ vọng từ sau rằm tháng 8 (âm lịch), nước sẽ rút dần xuống, thức ăn trên đồng phong phú, lượng cá sẽ nhiều hơn. Từ tháng 9 đến rằm tháng 10 (âm lịch), sẽ có một số đợt cá ra đồng, hy vọng sản lượng khai thác năm nay sẽ khá hơn các năm trước” - ông Xíu mong mỏi.

Báo An Giang
Đăng ngày 11/09/2018
Hoàng Xuân
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 07:00 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:00 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 07:00 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:00 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 07:00 06/11/2024
Some text some message..